Quảng cáo châu Á tăng trưởng ấn tượng

(ĐTTCO) - Theo báo cáo mới của Công ty truyền thông Media Partners Asia, ngành quảng cáo tại thị trường châu Á tiếp tục đà tăng trưởng nhanh, dự kiến tăng trưởng mức 5-6% trong năm 2016. Trong đó, 3 thị trường nổi bật nhất gồm Ấn Độ tăng 10,8%, Trung Quốc tăng 8,5%, và Việt Nam xếp vị trí thứ ba với mức tăng 8,1%.

(ĐTTCO) - Theo báo cáo mới của Công ty truyền thông Media Partners Asia, ngành quảng cáo tại thị trường châu Á tiếp tục đà tăng trưởng nhanh, dự kiến tăng trưởng mức 5-6% trong năm 2016. Trong đó, 3 thị trường nổi bật nhất gồm Ấn Độ tăng 10,8%, Trung Quốc tăng 8,5%, và Việt Nam xếp vị trí thứ ba với mức tăng 8,1%.

Công ty Media Partners Asia cũng nhận định, 5 năm tới, Ấn Độ vẫn sẽ dẫn đầu mức tăng trưởng ngành quảng cáo châu Á với 10,7%, tiếp theo Trung Quốc 8,2%. Trong khi đó, vị trí thứ ba có sự thay đổi khi Philippines vươn lên với 7,7% còn Việt Nam giảm xuống thứ tư khi đạt 7,3%. Hiện tại thị trường quảng cáo lớn nhất châu Á là Trung Quốc sau khi nước này vượt qua Nhật Bản vào năm 2012. Dự báo tổng giá trị thị trường quảng cáo tại Trung Quốc sẽ chạm mốc 85 tỷ USD vào năm 2020.

Các chuyên gia đưa ra dự báo ngành quảng cáo kỹ thuật số sẽ có sự tăng trưởng vượt bậc, chiếm 44% tổng thị phần quảng cáo năm 2020. Hiện tại, thị phần quảng cáo kỹ thuật số mới chỉ chiếm 31% thị trường. Tuy nhiên, do chi phí dành cho quảng cáo kỹ thuật số thấp hơn so với truyền hình, đồng thời khả năng tiếp cận người tiêu dùng tốt hơn, đa dạng hình thức chuyển tải hơn. Trong khi đó, hoạt động quảng cáo trên báo chí, tạp chí, truyền hình vẫn là hình thức quảng cáo phổ thông nhất, đặc biệt tại các thị trường lớn như Ấn Độ, Nhật Bản và Hàn Quốc. Tại khu vực Đông Nam Á, thị phần quảng cáo báo chí, tạp chí, truyền hình dự báo sẽ tăng nhẹ từ 54% năm 2015 lên 55% năm 2020. Sự tăng trưởng này chủ yếu đến từ việc ra mắt các dịch vụ truyền hình kỹ thuật số mặt đất (DTT) tại Philippines, Thái Lan và sự phục hồi của truyền hình miễn phí (free-to-air) tại Indonesia.

Một nghiên cứu khác của hãng Nielsen cho kết quả hình thức quảng cáo trên sóng truyền hình vẫn là phương thức hiệu quả và đánh vào niềm tin người tiêu dùng một cách trực tiếp. Các phương thức quảng cáo truyền thống như quảng bá trên báo chí, tạp chí, truyền hình hay tại các sự kiện offline vẫn đóng vị trí quan trọng trong các chiến lược marketing của những doanh nghiệp, tập đoàn lớn châu Á.

Quảng cáo tại thị trường châu Á tiếp tục tăng trưởng 5-6% trong 2016.

Quảng cáo tại thị trường châu Á tiếp tục tăng trưởng 5-6% trong 2016.

Cuộc khảo sát cho thấy hơn 40% người dùng tại khu vực châu Á như Hồng Công, Singapore bị ảnh hưởng bởi những trang quảng cáo trên báo chí, tạp chí hay tập san, thông thường những tạp chí về thời trang, nơi hội tụ nhiều thương hiệu từ làm đẹp, trang sức, phụ kiện cho đến tài chính. “Chúng tôi rất bất ngờ khi các kênh thông tin truyền thống vẫn có chỗ đứng trong lòng khách hàng, đặc biệt khi châu Á đang được coi là thị trường mới nổi thu hút nhiều công ty nước ngoài và các phương thức quảng bá mới hiện đại hơn. Cụ thể, số liệu phân tích từ báo cáo về sức ảnh hưởng của quảng cáo truyền thống với khách hàng luôn ở mức 2 con số. Có 46% người tỏ ra tin tưởng và 72% trong số đó dẫn tới hành động mua hàng” - ông Irene Chen, chuyên gia về digital marketing tại Đài Loan và Hồng Công, chia sẻ.

Trong nghiên cứu của Neilsen cũng đưa ra một kết quả khảo sát, người tiêu dùng trẻ đang chiếm ưu thế trên thị trường smartphone và họ dùng smartphone với nhiều mục đích như tải các ứng dụng, nghe nhạc, xem video, và cả mua sắm. Khi người dùng cũng có xu hướng sử dụng nhiều ứng dụng trên điện thoại (cứ 5 người dùng điện thoại lại có 1 người sử dụng các ứng dụng), cách tốt nhất để giới quảng cáo tiếp cận là khi các ứng dụng này đã được tải về. Hiện tại tổng số smartphone trên thế giới đã gấp đôi số lượng tivi và máy tính cộng lại. Đó là lý do vì sao smartphone sẽ là tương lai của ngành quảng cáo tiếp thị. Neilsen dự báo thị trường quảng cáo trên các ứng dụng điện thoại di động đến năm 2017 sẽ đạt doanh số 10,4 tỷ USD.

(Tổng hợp)

Các tin khác