Quý I, CPI cả nước tăng 3,4-3,5% do nhiều mặt hàng tăng giá mạnh sau Tết

(ĐTTCO)- Tổng cục Thống kê vừa công bố chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 3/2023 ước giảm 0,1 - 0,2% so với tháng trước. Dù có mức giảm so với tháng 2, nhưng do 2 tháng đầu tăng mạnh nên trung bình 3 tháng vẫn tăng 3,4-3,5% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân quý I/2023, CPI ước tăng khoảng 4,2 - 4,3% so với cùng kỳ năm 2022.
Quý I, CPI cả nước tăng 3,4-3,5% do nhiều mặt hàng tăng giá mạnh sau Tết

Thống kê chi tiết, một mặt hàng chính khiến CPI trong 3 tháng đầu năm tăng, là nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng tăng khoảng 7,2% do giá xi măng, sắt, thép, cát tăng theo giá nguyên, nhiên liệu đầu vào và giá nhà thuê, tác động làm CPI quý I tăng khoảng 1,4%; giá các mặt hàng thực phẩm tăng khoảng 4,5% chủ yếu do nhu cầu tiêu dùng trong dịp Tết Nguyên đán tăng, tác động làm CPI tăng khoảng 1%.

Học phí giáo dục tăng khoảng 11%, do một số địa phương đã kết thúc chính sách miễn, giảm học phí để chia sẻ khó khăn với người dân trong đại dịch trong năm học 2021 - 2022, tác động làm CPI tăng khoảng 0,6%...

Bên cạnh đó, giá điện sinh hoạt tăng 3,3%, chủ yếu sử dụng trong dịp Tết Nguyên đán, tác động làm CPI tăng khoảng 0,1%; giá gạo trong nước tăng khoảng 2,2% theo giá gạo xuất khẩu và nhu cầu tiêu thụ gạo nếp, gạo tẻ dịp Tết tăng, tác động làm CPI tăng 0,06%.

Trong 3 tháng đầu năm nay, chỉ số nhóm văn hóa, du lịch và giải trí tăng khoảng 5% do dịch COVID-19 được kiểm soát, tác động làm CPI tăng 0,02%.

Theo Bộ Tài chính, cũng có một số nguyên nhân làm giảm CPI trong 3 tháng đầu năm 2023, như: giá xăng dầu trong nước giảm khoảng 11% theo giá thế giới, tác động làm CPI quý I/2023 giảm khoảng 0,4%. Giá gas trong nước giảm khoảng 1,8% theo giá thế giới, tác động làm CPI giảm khoảng 0,03%. Chỉ số giá nhóm bưu chính, viễn thông giảm khoảng 0,3% do giá điện thoại thế hệ cũ giảm, tác động làm CPI giảm khoảng 0,01%.

Bộ Tài chính đưa ra 3 kịch bản lạm phát quý II/2023 và các tháng còn lại của năm 2023, theo đó, Bộ dự báo CPI bình quân năm 2023 tăng trong khoảng 3,9 - 4,8%; Tổng cục Thống kê dự báo CPI bình quân trong khoảng 3,8 - 4,8%. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam dự báo lạm phát bình quân năm 2023 tăng trong khoảng 4,3 ± 0,5%.

Bộ Tài chính ước tính, nếu giả định CPI các tháng còn lại tăng đều một tỷ lệ như nhau so với tháng trước thì trong 9 tháng còn lại, CPI mỗi tháng còn dư địa tăng 0,52% để đảm bảo mục tiêu kiểm soát lạm phát bình quân năm 2023 khoảng 4,5%.

Các tin, bài viết khác

ĐỌC NHIỀU NHẤT

Doanh nghiệp càng mạnh càng có nhiều năng lực nội sinh

Doanh nghiệp càng mạnh càng có nhiều năng lực nội sinh

(ĐTTCO) - Ngày mai 19-9, Diễn đàn Kinh tế - xã hội Việt Nam năm 2023 với chủ đề “Tăng cường năng lực nội sinh, kiến tạo động lực cho tăng trưởng và phát triển bền vững”, với sự tham dự và chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ.