Thế nhưng, đi kèm theo đó là các hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) ngày càng trở nên phổ biến. Đây là thách thức lớn đối với cơ quan quản lý cũng như DN, bởi việc kiểm soát và xử lý vi phạm về SHTT còn gặp nhiều khó khăn, chưa hiệu quả trên môi trường TMĐT ở Việt Nam hiện nay.
Vi phạm ngày càng phổ biến
Các trang web phải áp dụng một hệ thống đăng ký đối với những người đăng ký bán hàng hóa hoặc dịch vụ để bảo đảm thông tin nhận dạng về người đó là chính xác, có thể truy xuất được địa chỉ, số điện thoại, mã số thuế. Các sàn giao dịch trực tuyến phải thiết lập các quy định nội bộ để giải quyết khiếu nại liên quan đến quyền SHTT hay hàng giả mạo. Trong trường hợp xác nhận đơn khiếu nại vi phạm là có cơ sở, nội dung vi phạm trên trang web phải được xóa ngay. Ông Lê Ngọc Lâm, Phó Cục trưởng Cục SHTT (Bộ KH-CN) |
Thị trường TMĐT Việt Nam hiện có quy mô giá trị khoảng 4 tỷ USD và tốc độ tăng trưởng lên tới 22%/năm. Tuy nhiên, do đặc tính vô hình của quyền tác giả và phạm vi gần như vô hạn của internet, các trang web thường xuyên xuất bản các tác phẩm được bảo vệ quyền tác giả mà chưa có sự cho phép của chủ thể; các sản phẩm giá rẻ vi phạm quyền sở hữu về nhãn hiệu, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp được giao dịch thông qua các trang web mua bán trực tuyến của bên thứ ba.
Sự bùng nổ của internet khiến các tên miền ngày càng trở nên có giá trị, nhu cầu có tên miền riêng tăng, do vậy, hoạt động chiếm đoạt tên miền cũng phổ biến hơn. Sự phát triển của công nghệ thông tin (CNTT) đã tạo ra những bước tiến khổng lồ tác động mạnh đến mọi mặt của đời sống xã hội. Dịch vụ trên internet ngày càng phong phú, đa dạng phục vụ nhu cầu của nhiều người. Bên cạnh những mặt tích cực, internet cũng có những mặt trái và đang đặt ra nhiều vấn đề cần phải giải quyết, đặc biệt là trong lĩnh vực SHTT.
Bà Nguyễn Như Quỳnh, Phó Chánh thanh tra Bộ KH-CN, cho biết hiện có 3 dạng hành vi vi phạm phổ biến trong môi trường số là: xâm phạm quyền SHTT về nhãn hiệu sản phẩm, hàng hóa; cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến tên miền; quảng cáo hàng hóa vi phạm.
Bà Nguyễn Như Quỳnh, Phó Chánh thanh tra Bộ KH-CN, cho biết hiện có 3 dạng hành vi vi phạm phổ biến trong môi trường số là: xâm phạm quyền SHTT về nhãn hiệu sản phẩm, hàng hóa; cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến tên miền; quảng cáo hàng hóa vi phạm.
Thí dụ, tên miền “cvtv.vn” của CTCP Truyền thông - Truyền hình Việt Nam có chứa thành phần phân biệt “cvtv”, gây nhầm lẫn với nhãn hiệu “VTV” của Đài Truyền hình Việt Nam; tên miền “grazia.com.vn”, “grazia.vn” trùng với nhãn hiệu GRAZIA của Arnodol Mondadori Editore SPA… Trong thực tế, trên các trang bán hàng trực tuyến nhan nhản thông tin quảng cáo sản phẩm với chú thích rõ là hàng “nhái”.
Trong khi đó, việc kiểm soát các hành vi vi phạm gặp nhiều vướng mắc do cơ quan quản lý khó xác định được tổ chức và cá nhân vi phạm, khó thu thập chứng cứ về yếu tố xâm phạm và xác định giá trị hàng hóa xâm phạm. Nhiều khi cơ quan chức năng tìm đến địa chỉ đăng ký thông tin trên mạng, nhưng đến nơi mới biết địa chỉ này là giả, hoặc đối tượng đã chuyển đi chỗ khác.
Có trường hợp tổ chức, cá nhân kinh doanh trong môi trường TMĐT nhưng không có sự hiện diện thương mại ở Việt Nam. Bên cạnh đó, hiện nay, nhiều DN chưa nhận thức đầy đủ về vấn đề bảo vệ quyền SHTT trong môi trường TMĐT, lực lượng chức năng thiếu kinh nghiệm xử lý vi phạm, quy định của pháp luật chưa hoàn thiện. Hoạt động thanh tra còn chồng lấn về thẩm quyền, nhất là giữa Thanh tra Bộ KH-CN và Thanh tra Bộ VH-TT-DL…
Cần chế tài mạnh và sự phối hợp liên ngành
Rõ ràng, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của TMĐT, tình trạng xuất hiện hàng loạt vi phạm trực tuyến về nhãn hiệu, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp đang ngày càng phổ biến. Mới đây, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã yêu cầu Bộ KH-CN có biện pháp xử lý theo quy định của pháp luật, báo cáo Thủ tướng Chính phủ những vấn đề vượt thẩm quyền.
Rõ ràng, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của TMĐT, tình trạng xuất hiện hàng loạt vi phạm trực tuyến về nhãn hiệu, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp đang ngày càng phổ biến. Mới đây, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã yêu cầu Bộ KH-CN có biện pháp xử lý theo quy định của pháp luật, báo cáo Thủ tướng Chính phủ những vấn đề vượt thẩm quyền.
Thứ trưởng Bộ KH-CN Trần Văn Tùng thừa nhận thời gian qua Chính phủ, Bộ KH-CN và các bộ, ngành chức năng đã nỗ lực trong việc phòng, chống các hành vi xâm phạm quyền SHTT nói chung cũng như xâm phạm quyền SHTT trong môi trường số. Tuy nhiên, hoạt động này gặp không ít khó khăn, vướng mắc. Các hành vi xâm phạm quyền SHTT trên mạng trực tuyến ngày càng tăng về số lượng, độ phức tạp và liên quan đến tất cả đối tượng của quyền SHTT, làm cho vấn đề bảo hộ quyền SHTT trong môi trường này đứng trước nhiều thách thức mới.
Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát kinh tế (Bộ Công an) Hoàng Văn Trực cho rằng phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa lực lượng cảnh sát kinh tế với các lực lượng chức năng. Bởi thực tế cho thấy hiện nay trên mạng không chỉ rao bán hàng hóa thông thường mà còn có cả vũ khí nóng, ma túy, tiền giả…
Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát kinh tế (Bộ Công an) Hoàng Văn Trực cho rằng phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa lực lượng cảnh sát kinh tế với các lực lượng chức năng. Bởi thực tế cho thấy hiện nay trên mạng không chỉ rao bán hàng hóa thông thường mà còn có cả vũ khí nóng, ma túy, tiền giả…
Bộ KH-CN, Bộ Công Thương, Bộ TT-TT cần tổ chức các lớp tập huấn về quyền SHTT, đồng thời có quy chế phối hợp giữa các cơ quan chức năng. Bên cạnh đó, người tiêu dùng cần được trang bị kiến thức để bảo đảm quyền của mình, nhanh chóng báo cho cơ quan chức năng và chủ sở hữu biết khi gặp những trường hợp vi phạm.
Những khó khăn, thách thức nói trên cho thấy sự cần thiết phải thiết lập quy trình kiểm soát các trang web giao dịch trực tuyến. Theo đó, các trang web, sàn giao dịch trực tuyến để xảy ra việc bán hàng giả mạo tràn lan có thể bị đóng bởi nhà cung cấp dịch vụ internet liên quan (ISP).
Những khó khăn, thách thức nói trên cho thấy sự cần thiết phải thiết lập quy trình kiểm soát các trang web giao dịch trực tuyến. Theo đó, các trang web, sàn giao dịch trực tuyến để xảy ra việc bán hàng giả mạo tràn lan có thể bị đóng bởi nhà cung cấp dịch vụ internet liên quan (ISP).
Trường hợp người sử dụng mạng có hành vi vi phạm thông qua dịch vụ mạng, chủ sở hữu có thể thông báo cho ISP và đề xuất các biện pháp khắc phục cần thiết như xóa bỏ, hạn chế truy cập hoặc ngắt kết nối. Đặc biệt, các cơ quan thực thi cần rà soát, xây dựng các chính sách, chế tài đủ mạnh nhằm bảo hộ SHTT trong môi trường TMĐT được đầy đủ và tốt nhất.