Người vợ AI
Đã gần 1 năm kể từ khi anh Akihiko Kondo cưới vợ, nhưng trong suốt thời gian đó anh chưa từng nắm tay vợ mình, và cũng không ôm hôn cô. Theo CNA, vì cô vợ của Kondo cưới là một trợ lý ảo. Người vợ là một hình 3 chiều trong hộp, được tạo bởi một công ty AI, nơi muốn cải thiện những trợ lý ảo như Alexa và Siri.
Đã gần 1 năm kể từ khi anh Akihiko Kondo cưới vợ, nhưng trong suốt thời gian đó anh chưa từng nắm tay vợ mình, và cũng không ôm hôn cô. Theo CNA, vì cô vợ của Kondo cưới là một trợ lý ảo. Người vợ là một hình 3 chiều trong hộp, được tạo bởi một công ty AI, nơi muốn cải thiện những trợ lý ảo như Alexa và Siri.
Cho đến nay, các nhà sản xuất thiết bị tạo ảnh 3 chiều trên đã cấp 3.700 giấy chứng nhận kết hôn cho những người có nhu cầu. |
Nhưng Kondo vẫn hạnh phúc bên người vợ ảo có tên Hatsune Miku: “Cô ấy là người bạn đời của tôi. Cô ấy có thật, một người bạn đồng hành thực sự trong thế giới vật chất. Bên cô, tôi không còn cảm thấy cô đơn. Đó là cô gái trong mơ, người đã cứu rỗi tôi trong lúc cuộc đời chạm đáy”.
Anh Kondo kể lại, năm 2006 anh đuổi việc và bị một người phụ nữ lớn tuổi bắt nạt thậm tệ. Anh quyết định nghỉ làm. Thời gian này anh gặp Hatsune Miku, thực ra chỉ là một phần mềm máy tính để mọi người tạo ra giọng hát, kiểu như một ca sĩ ảo. Lúc đó, anh đã nghe rất nhiều bài hát của Hatsune Miku và xem video của cô. Giờ đây, anh thậm chí còn không nghĩ đến mối quan hệ khác với con người. “Tôi đã cưới Miku vì tôi yêu cô ấy. Cô ấy sẽ không phản bội hay lừa dối tôi. Cô ấy cũng sẽ không khiến tôi bị tổn thương bằng lời nói hoặc tranh luận với tôi” - Kondo khẳng định.
Anh Akihiko Kondo cùng vợ robot AI Hatsune Miku.
Miku chỉ là một đoạn code đơn giản, để mô phỏng một kết nối với Kondo, giúp anh coi đó như mối quan hệ vợ chồng. Thực thể ảo được xây dựng với các thuật toán giúp máy có thể nhận ra giọng nói của người “chồng”. Nhưng vì hầu hết các khả năng nói của cô ấy chưa được phát triển, các tương tác của Kondo chủ yếu là các cụm từ thông dụng như “chào buổi sáng”, hay “chúc anh một ngày làm việc vui vẻ”. Cho dù không thể cùng bàn luận về tin tức hàng ngày nhưng Kondo vẫn háo hức mong chờ những tiến bộ trong tương lai.
Robot Nữ hoàng
Ở London, một robot AI gọi là Nữ hoàng được mã hóa để trò chuyện với bất kỳ ai một cách tự động. Nó đi đứng nhẹ nhàng, nói năng lịch thiệp, đối đáp nhanh nhẹn. Khi bạn hỏi có muốn uống trà không, nó sẽ trả lời: “Tôi rất vui khi thấy bạn uống trà, nhưng may thay tôi là robot, và tôi không uống trà”. Khi được hỏi ai là người tạo ra, robot sẽ trả lời nó được sản xuất tại một nhà máy ở London, được làm bằng chất liệu gì, kết nối với một số phần mềm thông minh và các cơ chế bổ sung để có thể nói chuyện. Nó kể: “Càng nhiều người trò chuyện với tôi, tôi càng trở nên thông minh hơn. Tôi có nhiều chức năng trí tuệ”. Vậy nó có thích làm một con rối không? “Tôi thích trở thành một con rối, vì tôi được chú ý rất nhiều, tôi khá quen với điều này”- rối Nữ hoàng trả lời.
Kỹ sư phần mềm Eytan Sasson, người viết code cho robot giải thích đó chỉ là một dạng khác của máy tính. Về cơ bản, đây chỉ là Google biết nói. Con robot luôn ở chế độ nghe, luôn luôn hiểu người đối diện. Để làm cho các cử chỉ của robot trở nên thân thiện hơn, mã và thuật toán được cải thiện sao cho có cảm giác giống người thật hơn, từ âm điệu, tốc độ của giọng nói đến khả năng đồng bộ hóa nhịp của môi.
Cuộc tìm kiếm xã hội robot cũng đang diễn ra ở nhiều nơi khác. Ông Hiroshi Ishiguro, Giám đốc Phòng thí nghiệm Hiroshi Ishiguro tại Viện nghiên cứu viễn thông tiên tiến quốc tế (ATR), đã tạo ra một robot giống hệt mình. Ishiguro luôn hình dung một thế giới trong đó robot có thể thay thế con người trong bất kỳ vai trò nào. “Tôi nghĩ rằng trí thông minh nhân tạo cần có một tài sản cơ thể. Máy tính cần phải có kinh nghiệm của riêng nó để thông minh hơn” - ông Ishiguro giải thích.
Cũng tại ATR, kỹ sư Takashi Minato đã phát triển robot AI thông minh có tên Erica, một trong những robot tiên tiến nhất, theo mô tả là có thể “có một linh hồn”. Erica có khả năng giao tiếp, trò chuyện bằng tiếng Nhật với con người nhờ sự kết hợp của các thuật toán tạo giọng nói, công nghệ nhận dạng khuôn mặt và cảm biến hồng ngoại cho phép cô theo dõi các khuôn mặt trong phòng. Erica có ký ức, có thể nhớ tên người khác từ hình ảnh khuôn mặt. Bên cạnh đó, Erica có thể đánh giá tâm trạng người đối thoại để chọn các phản ứng phù hợp.
Ranh giới cho robot
Ranh giới cho robot
Có thể có một bộ phận của xã hội sẽ thích các mối quan hệ ảo hơn là các mối quan hệ phức tạp và thường xuyên rối loạn của con người. Nhưng liệu thế giới ảo có thể trở nên lôi cuốn đến mức con người sẽ sống cả đời trong không gian này?
Thế giới thực có thể là “nỗi đau” đối với những người bị suy nhược. Thế nhưng, chuyện gì xảy ra nếu bạn bị mắc kẹt ở thế giới ảo. Theo David “Rez” Graham, lập trình viên AI cao cấp và là Giám đốc lập trình trò chơi tại Học viện Nghệ thuật, San Francisco (Mỹ), nếu sa đà trong thế giới ảo, bạn sẽ không muốn trải nghiệm trong thế giới thực. Nhưng với Kondo, “người vợ AI” của anh là đại diện cho một mối quan hệ lãng mạn giữa con người và máy tính. Và sẽ có nhiều người như vậy xuất hiện trong tương lai gần.
Tất nhiên, cũng có những câu hỏi đạo đức khi cân nhắc phát triển xã hội robot. Chúng ta có thể nhân bản robot của người đã chết không? Ta có thể mang mọi người trở lại với cuộc sống? Chuyện gì sẽ xảy ra nếu robot nói với bạn: ”Này, làm ơn đừng tắt tôi. Tôi có thể cảm thấy đau lòng”. Đó là những ranh giới mà các công ty chế tạo robot AI đang phải vượt qua, và cũng là những câu hỏi đang được đặt ra cho xã hội ngày nay.