Rủi ro thị trường trái phiếu Trung Quốc

Trung Quốc không chỉ đáng lo ngại với thị trường chứng khoán (giảm tới 5,5% trong phiên cuối tuần trước), mà thị trường trái phiếu nội địa nước này cũng chưa bao giờ nhiều rủi ro hơn hiện nay. Đó là nhận định của báo Economist (Anh).

Trung Quốc không chỉ đáng lo ngại với thị trường chứng khoán (giảm tới 5,5% trong phiên cuối tuần trước), mà thị trường trái phiếu nội địa nước này cũng chưa bao giờ nhiều rủi ro hơn hiện nay. Đó là nhận định của báo Economist (Anh).

Mãi cho đến năm ngoái, Trung Quốc mới xuất hiện những vụ vỡ nợ trái phiếu đầu tiên. Và năm nay, ít nhất 6 công ty đã vỡ nợ. Những công ty vỡ nợ nằm trong nhiều lĩnh vực, từ công ty nước giải khát, hãng sản xuất panel năng lượng mặt trời cho đến công ty xi măng. Cùng với tăng trưởng kinh tế chậm lại, những cuộc vỡ nợ chắc chắn sẽ tăng lên. Triển vọng ảm đạm thường sẽ khiến các nhà đầu tư đòi hỏi một khoản ưu đãi lớn hơn trước khi mua trái phiếu.

Tuy nhiên, thực tế là chi phí vay mượn của các công ty Trung Quốc lại rẻ hơn. Việc phát hành trái phiếu đã bùng nổ trong năm nay, đạt gần 12.000 tỷ NDT (1.900 tỷ USD) cho đến nay, tăng so với mức kỷ lục 77.000 tỷ NDT được bán ra trong cả năm 2014, theo dữ liệu của Wind Information. Điều này gợi lên cảnh báo rằng, giống như thị trường chứng khoán vào đầu năm nay, thị trường trái phiếu của Trung Quốc cũng đang tích tụ thành bong bóng.

Mãi đến 1 thập niên trước, ngân hàng chiếm gần như tất cả hoạt động cho vay ở Trung Quốc. Hiện nay, cứ mỗi 5 NDT đi vay, các công ty lại tự huy động vốn bằng 1 NDT trái phiếu. Điều này đã khiến Trung Quốc trở thành thị trường trái phiếu lớn thứ ba thế giới, sau Hoa Kỳ và Nhật Bản. Cho đến thời điểm này, dù thị trường trái phiếu có vẻ đang tích tụ nguy cơ.

Trong suốt 5 năm qua, lợi suất trái phiếu công ty được đánh giá cao hơn 2-3% so với trái phiếu chính phủ cùng kỳ hạn. Năm nay, sự chênh lệch này đã được thu hẹp, chạm mức thấp vào đầu tháng 11 với chỉ 1,3 điểm phần trăm. Điều này cho thấy các nhà đầu tư nghĩ rằng trái phiếu công ty đã trở nên ít rủi ro hơn, bất chấp sự gia tăng các vụ vỡ nợ.

Xem xét từng trái phiếu riêng lẻ sẽ thấy dấu hiệu dư thừa thậm chí còn rõ ràng hơn. Vanke là nhà phát triển bất động sản niêm yết lớn nhất của Trung Quốc và là một công ty được quản lý tốt. Nhưng các doanh nghiệp bất động sản Trung Quốc đang trải qua sự sụt giảm đau đớn sau nhiều năm xây dựng ồ ạt, điều này cho thấy trái phiếu Vanke không phải không có rủi ro. Tuy nhiên, vào cuối tháng 9 trái phiếu của Vanke được xem an toàn như trái phiếu của nhà nước. Trái phiếu 5 năm của công ty này được bán với lợi suất chỉ 3,5%, tương tự như trái phiếu của một số chính quyền địa phương vào thời điểm đó.

Thị trường trái phiếu Trung Quốc cũng đang tích tụ bong bóng.

Thị trường trái phiếu Trung Quốc cũng đang tích tụ bong bóng.

Mặc dù có những chỉ báo đáng ngại, nhiều nhà phân tích trái phiếu Trung Quốc vẫn có cái nhìn lạc quan. Họ cho rằng các chính quyền địa phương năm nay đang đi đúng hướng trong việc thay thế khoảng 3.000 tỷ NDT các khoản vay đắt bằng trái phiếu rẻ hơn. Lãi suất trung bình trả trên dư nợ tại Trung Quốc đã giảm từ gần 7% năm ngoái xuống chỉ còn trên 6% trong năm nay, theo Hua Chuang Securities, giúp bên đi vay dễ hơn trong việc thanh toán.

Bên cạnh đó, với tăng trưởng đang bị chậm lại, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc có thể sẽ tiếp tục giữ lãi suất ở mức thấp. Shi Lei, Giám đốc nghiên cứu thu nhập cố định tại Ping An Securities, dự kiến lợi suất trái phiếu sẽ giảm tới nửa điểm phần trăm trong năm tới.

Tuy nhiên, khoảng cách giữa lợi suất trái phiếu doanh nghiệp và trái phiếu chính phủ hiện đang bắt đầu mở rộng một lần nữa. Trong sự sụp đổ của thị trường chứng khoán hồi tháng 7, nhiều dòng tiền đã chạy trốn khỏi thị trường chứng khoán và kết thúc ở trái phiếu bất kể xếp hạng. Chen Kang của SWS Research tin rằng một khi bình tâm trở lại, nhà đầu tư sẽ bắt đầu phân biệt giữa các tổ chức phát hành tư nhân và được chính phủ hỗ trợ.

(Theo Economist)

Các tin khác