Vào ngày 25/10 vừa qua, nhà tài phiệt, chủ tịch tập đoàn Samsung Lee Kun-hee đã qua đời tại bệnh viện sau gần hơn nửa thập kỷ điều trị. Ông là người đã có công chuyển đổi Samsung từ một doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng điện tử trở thành một tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới.
“Thái tử” Lee Jea-Yong, người con trai duy nhất của chủ tịch Lee Kun-Hee và cũng là người thừa kế duy nhất và hợp pháp của tập đoàn đang bị nghi ngờ vì khả năng điều hành tập đoàn của mình khi ông này đã từng phải đối mặt với án tù vào năm 2017 vì những cáo buộc tham nhũng và hối lộ của mình.
Từ năm 2014, chủ tịch Lee Kun-Hee đã phải nhập viện vì một cơn đau tim. Ông vốn đã có sức khỏe yếu và đã phải bắt đầu điều trị ung thư phổi vào những năm 1990. Trong suốt 3 thập kỷ dẫn dắt tập đoàn, chủ tịch Lee Kun-Hee đã biến tập đoàn Samsung của cha mình trở thành một thương hiệu toàn cầu, bán tất cả mọi thứ từ bảo hiểm nhân thọ đến cabin tàu lượn siêu tốc trong các công viên giải trí.
Bằng tất cả những gì mình có thể làm được, ông đã đưa Samsung trở thành tập đoàn sản xuất linh kiện điện tử, điện máy gia dụng, điện thoại di động và điện thoại thông minh hàng đầu thế giới. Ngoài những thành công của mình, ông cũng đã phải đối mặt với những vấn đề pháp lý có liên quan đến những hành vi hối lộ và trốn thuế của mình.
Năm 1995, ông bị kết tội vì có hành vi hối lộ cựu tổng thống Roh Tea-woo, đến năm 2008, ông tiếp tục bị truy tố vì tội tham ô và trốn thuế. Tuy nhiên, đến năm 2009, tổng thống Hàn Quốc đã ra lệnh ân xá cho chủ tịch Lee Kun-Hee để ông có thể giúp đỡ chính phủ Hàn Quốc tổ chức Thế vận hội mùa đông 2018 tại xứ sở kim chi.
Theo Wall Street Journal, 1 năm trước khi ông phải nhập viện để điều trị, ông đã nâng lợi nhuận hằng năm của công ty lên đến 37 nghìn tỷ won (tương đương 35 tỷ USD), tăng gấp 10 lần so với năm 1997. Thời điểm ông ngã bệnh vào năm 2014, giá trị vốn hóa thị trường của tập đoàn đã đạt mức để Samsung trở thành công ty công nghệ có giá trị nhất trên thế giới.
Và giờ đây, chủ tịch Lee Jea-yong, con trai của chủ tịch Lee Kun-Hee và là người thừa kế duy nhất của Samsung sẽ trở thành chủ tịch của tập đoàn, trong giai đoạn đang trong thời kỳ khó khăn để tiếp tục phát triển.
Chủ tịch Lee Jea-yong vốn “sinh ra đã ngậm thìa bạc”, một thành ngữ của Hàn Quốc để chỉ về việc được sinh ra trong một gia đình có địa vị và giàu có, ông đã theo học tại tường Kinh doanh thuộc đại học Havard và trở thành Giám đốc điều hành của Samsung vào năm 2009. Đến năm 2012, ông trở thành Phó chủ tịch của Samsung và cổ đông độc lập lớn nhất của công ty.
Nhưng kể từ khi chủ tịch Lee Kun-hee phải nhập viện, Samsung đã thất bại trong việc tạo ra thị trường nội địa trung thành của họ. Dù có hàng loạt sản phẩm mới, cạnh tranh trực tiếp cùng Apple nhưng Samsung vẫn chưa thể tạo nên sự bứt phá đáng mong đợi trong suốt 6 năm qua. Các sản phẩm điện thoại thông minh của họ liên tục gặp lỗi tại nhiều quốc gia.
Hơn thế nữa, sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt với các hãng sản xuất mới từ Trung Quốc với những sản phẩm có chất lượng tốt tương đương nhưng giá thành thấp hơn so với họ, càng khiến cho 6 năm qua của Samsung càng lúc càng khó khăn. Trong những năm gần đây, một mặt phải giải quyết một số khó khăn đến từ mảng điện thoại thông minh nhưng Samsung vẫn chứng tỏ mình là một ông lớn có nội lực và thế mạnh đáng nể trên thị trường. Năm 2016,
Samsung đã mạnh tay chi đến 8 tỷ USD để sở hữu công ty Harman của Mỹ, với mục tiêu mang về công nghệ kết nối xe hơi bằng IOT, một khía cạnh quan trọng của việc hình thành thành phố thông minh trong tương lai. Bên cạnh đó, chủ tịch Lee Jea-yong cũng đầu tư 160 tỷ USD để cải thiện năng lực trí tuệ nhân tạo cũng như mạng 5G trong các sản phẩm công nghệ mới của Samsung. Ngoài ra còn có dược phẩm sinh học và các thành phần điện tử trong xe hơi.
Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới đnag phải đối mặt với khủng hoảng vì COVID-19, chủ tịch Lee Jea-yong đã không để Samsung tạm ngừng hoạt động bất cứ một giây nào. Hồi đầu tháng này, ông đã có cuộc gặp gỡ với các CEO của một công ty chip tại Hà Lan, một đối tác mà Samsung sẽ cần hợp tác sâu rộng trong tương lai để phát triển mảng sản xuất chip của mình. Sau khi trở về từ châu Âu, ông đã đến Việt Nam và ghé thăm trung tâm R&D của Samsung đang được xây dựng tại thủ đô Hà Nội cũng như các nhà máy sản xuất điện thoại di động và màn hình của Samsung tại Việt Nam.
Dù ít xuất hiện trước công chúng và không sở hữu tài khoản twitter như các CEO của các tập đoàn công nghệ lớn, chủ tịch Lee Jea-yong cũng đã từng tiết lộ trong một lần hiếm hoi xuất hiện trước công chúng rằng thời kỳ lãnh đạo của ông sẽ từ bỏ những lề thói cũ vì môi trường xung quanh Samsung hiện nay đã không còn như giai đoạn trước.