Trong những trường hợp nói trên, một nhà nghiên cứu đã chứng minh rằng các đội giám sát con người khó có thể xác định được ý định của những người đang đứng trên cầu. Tuy nhiên, hệ thống AI mà họ đang phát triển đã học hỏi các mô hình hành vi bằng cách phân tích dữ liệu từ camera, hệ thống cảm biến và hồ sơ điều động của các dịch vụ cứu hộ kể từ tháng 4 năm 2020, Viện Công nghệ Seoul cho biết.
Dựa trên thông tin từ nhiều giờ quay CCTV và đánh giá các chi tiết (ví dụ như sự do dự của người đó), AI sau đó có thể dự báo tình huống nguy hiểm và ngay lập tức cảnh báo cho các đội cứu hộ, nhà nghiên cứu chính Kim Jun-chul cho biết.
“Chúng tôi tin rằng camera quan sát mới sẽ cho phép các nhóm của chúng tôi phát hiện các trường hợp này nhanh hơn và giúp chúng tôi thực hiện những hỗ trợ kịp thời hơn”, Kim Hyeong-gil, người phụ trách Lữ đoàn Cứu hộ nước Yeouido, nói với Reuters khi anh theo dõi cảnh quay trực tiếp từ những cây cầu trên sông Hàn, Seoul.
Nhóm của Kim đã làm việc với các nhà nghiên cứu để đưa ra công nghệ mà phi hành đoàn của anh và Trụ sở Phòng cháy và Thảm họa Seoul sẽ thử nghiệm vào tháng 10.
Có lẽ, kết quả cho những nỗ lực của họ sẽ là không đủ nhanh.
Hàn Quốc, quốc gia có dân số 52 triệu người vào năm 2019, có tỷ lệ tự tử cao nhất trong OECD. Dữ liệu của chính phủ cho thấy, hơn 13.700 người đã tự kết liễu đời mình trong cùng năm đó.
Gần 500 vụ tự tử ở 27 cây cầu dọc bờ sông Hàn 500 km được báo cáo mỗi năm, chính quyền thành phố nói.
Số lượng các cuộc giải cứu tăng khoảng 30% vào năm 2020, so với năm 2019, và phần lớn các nỗ lực tự tử được thực hiện bởi những người trong độ tuổi 20-30, khi đại dịch virus corona mang lại khó khăn kinh tế lớn và gia tăng tính cạnh tranh trong môi trường việc làm, Kim nói thêm.