Đây là động thái khá thú vị bởi với Singapore, Mỹ nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất, còn Trung Quốc cũng là bạn hàng lớn nhất.
Tầm quan trọng của thỏa thuận
Thỏa thuận được Phó Tổng thống Mỹ Dan Quayle và vị cha già lập quốc Singapore Lý Quang Diệu ký kết lần đầu tiên tại Tokyo vào tháng 11-1990, khi tình hình an ninh trong khu vực Đông Nam Á có nhiều biến động. Vào thời điểm đó, chiến tranh lạnh đã kết thúc nhưng hòa bình khu vực không được đảm bảo, với những quan ngại về khoảng trống an ninh, sau khi Mỹ rút khỏi căn cứ hải quân Subic Bay và căn cứ không quân Clark ở Philippines năm 1991. Theo các nhà quan sát, với một đảo quốc lấy thương mại tự do là lẽ sống còn như Singapore, thỏa thuận này là cách duy trì sự hiện diện của quân đội Mỹ để đảm bảo hòa bình, ổn định và thịnh vượng trong khu vực tiềm ẩn những nguy cơ an ninh trên các tuyến thương mại quan trọng.
Thỏa thuận được Phó Tổng thống Mỹ Dan Quayle và vị cha già lập quốc Singapore Lý Quang Diệu ký kết lần đầu tiên tại Tokyo vào tháng 11-1990, khi tình hình an ninh trong khu vực Đông Nam Á có nhiều biến động. Vào thời điểm đó, chiến tranh lạnh đã kết thúc nhưng hòa bình khu vực không được đảm bảo, với những quan ngại về khoảng trống an ninh, sau khi Mỹ rút khỏi căn cứ hải quân Subic Bay và căn cứ không quân Clark ở Philippines năm 1991. Theo các nhà quan sát, với một đảo quốc lấy thương mại tự do là lẽ sống còn như Singapore, thỏa thuận này là cách duy trì sự hiện diện của quân đội Mỹ để đảm bảo hòa bình, ổn định và thịnh vượng trong khu vực tiềm ẩn những nguy cơ an ninh trên các tuyến thương mại quan trọng.
Tàu chiến Mỹ neo đậu tại Căn cứ Hải quân Changi.
Tầm quan trọng của thỏa thuận được khẳng định khi nó được Mỹ và Singapore đồng ý gia hạn vào năm 2005, và đến lần ký kết thứ 3 này các điều khoản và điều kiện vẫn không thay đổi. Như vậy, trong suốt 30 năm qua, các lực lượng quân đội Mỹ đã lặng lẽ hiện diện ở Đông Nam Á và Singapore, được xem như căn cứ quân sự ở hải ngoại của Lầu Năm Góc thay cho Philippines. Nhờ có Singapore, tàu bè và thủy thủ đoàn của hải quân Mỹ được bảo trì, tiếp tế thường xuyên và sẵn sàng tác chiến khi nhận được lệnh tác chiến từ Lầu Năm Góc.
Dù vậy, trả lời phỏng vấn của hãng truyền thông CNN 1 tuần lễ sau khi ký kết thỏa thuận, ông Lý cũng nhìn nhận nhiều nước châu Á sẽ bị đẩy vào thế khó nếu phải lựa chọn giữa Mỹ và Trung Quốc. Ông nói: "Nếu quan hệ Mỹ - Trung không ổn định, không hòa thuận, tất cả chúng ta sẽ khó khăn hơn để lựa chọn. Chúng tôi sẽ chịu sức ép rất lớn trong việc chọn phe và nếu có, đó sẽ là sự lựa chọn đau đớn".
Vai trò chiến lược của Singapore
Vai trò chiến lược của Singapore
Giờ đây, Singapore đã trở thành điểm dừng chân quen thuộc của các lực lượng quân đội Mỹ với nhịp độ hoạt động cao, không đòi hỏi số lượng tàu bè đông đảo với con số hiện diện chỉ bằng phân nửa so với thời điểm năm 1990. Vào tháng 7-1992, nhờ cơ sở pháp lý của thỏa thuận, Singapore đã cho phép Tư lệnh Hạm đội Hậu cần Tây Thái Bình Dương (Comlog Westpac) chuyển “hộ khẩu” từ Vịnh Subic đến khu vực Cầu cảng Sembawang (Sembawang Wharves), nơi đây họ có thể hỗ trợ tiếp tế lương thực, nhiên liệu, đạn dược và phụ tùng cho tàu chiến Mỹ trong khu vực.
Đáng lưu ý, dù không chính thức lập căn cứ quân sự nào tại Singapore, các đơn vị quân đội Mỹ hoạt động ngoài khơi chỉ thông qua sự điều hành của một văn phòng thuê tại Sembawang Wharves và sân bay quân sự Paya Lebar, nhưng đã duy trì ảnh hưởng không thua kém quy mô trước đây tại Subic có diện tích lớn bằng Singapore.
Như vậy, với biên chế gần 200 nhân sự, Comlog Westpac đã hỗ trợ các đơn vị quân đội Mỹ hoạt động trên diện tích hơn 124 triệu km2 ở khu vực Tây Thái Bình Dương. Lẽ đương nhiên, thỏa thuận này không chỉ giới hạn trong việc hỗ trợ các chuyến thăm cảng tại Singapore của tàu chiến Mỹ. Chức năng đó đã được một văn phòng hải quân nhỏ của Mỹ ở Singapore thực hiện từ nhiều năm, trước khi các nhà lãnh đạo 2 nước nghĩ đến việc ký kết.
Theo tiết lộ của ông David Boey, cựu phóng viên của nhật báo The Straits Times, hiện là thành viên Hội đồng tư vấn về quan hệ cộng đồng trong quốc phòng thuộc Bộ Quốc phòng Singapore, trong thời điểm năm 1968, Hải quân Mỹ đã thành lập Đơn vị Hỗ trợ di động Foxtrot để hỗ trợ các chuyến thăm của tàu chiến Mỹ đến Singapore. Trong thập niên 70 và 80, tàu chiến Mỹ thỉnh thoảng vẫn neo đậu tại Man-of-War Anchorage ngoài khơi khu vực Marine Parade ở phía Đông đảo Sư tử. Theo thỏa thuận được ký kết vào năm 1990, đơn vị này được phát triển thành Trung tâm Khu vực Hải quân Mỹ Singapore, có vai trò hỗ trợ các nhân viên quân sự Mỹ được đặc phái đến Singapore.
Ảnh hưởng đối với khu vực
Ảnh hưởng đối với khu vực
Khả năng tiếp nhiên liệu và tiếp tế cho máy bay và tàu quân sự của Mỹ ở Singapore thu hẹp khoảng cách giữa các căn cứ của Mỹ ở Bắc Á và các căn cứ bị cô lập ở Ấn Độ Dương (Diego Garcia) và Thái Bình Dương (đảo Guam). Các điểm dừng này cho phép đội ngũ hậu cần quân sự của Mỹ ở Singapore hỗ trợ các kế hoạch triển khai của họ ở xa hơn trong khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương.
Theo nhiều nhà phân tích, với sự hiện diện bền vững ở châu Á, các lực lượng quân đội đã đảm bảo an toàn cho khu vực trong trường hợp phát sinh khủng bố mang tính toàn cầu, có thể đe dọa hòa bình và ổn định, đồng thời kiềm chế sự lan rộng của vũ khí hủy diệt hàng loạt bằng đường biển, theo Sáng kiến An ninh phổ biến Quốc tế và ngăn chặn các hoạt động mua bán bất hợp pháp trên đường biển.
Một khía cạnh thực tế khác là nhờ có mặt ở châu Á, các lực lượng quân đội Mỹ thúc đẩy mối quan hệ chặt chẽ hơn với các đối tác Đông Nam Á, đào tạo họ làm việc tốt hơn trong các hoạt động chung. Thỏa thuận Mỹ - Singapore còn mang lại những lợi ích to lớn cho các tàu chở hàng sử dụng đường thủy chiến lược trên toàn cầu, như Eo biển Malacca. Nói một cách ngắn gọn, thỏa thuận này không chỉ mang lợi ích cho riêng Mỹ và Singapore, mà nó có ảnh hưởng tích cực cho cả khu vực Đông Nam Á, bất chấp những mối lo ngại của Trung Quốc đối với sự hiện diện thường xuyên của các lực lượng quân đội Mỹ.
Điều thú vị Căn cứ Hải quân Changi mở cửa cho tất cả lực lượng hải quân các nước trong khu vực. Hàng năm có hơn 100 tàu chiến nước ngoài sử dụng căn cứ này và lãnh đạo các nước trong khu vực đã nhanh chóng nhận ra vị trí chiến lược của Changi. Theo các nhà quan sát, thỏa thuận giữa Mỹ và Singapore có thể tạo ấn tượng rằng các tàu chiến Mỹ thường xuyên ra vào Singapore, nhưng trên thực tế tàu chiến Thái Lan và Nhật Bản mới là những vị khách thường xuyên. Tàu chiến Ấn Độ đã được cấp quyền truy cập nhiều hơn vào Changi theo Thỏa thuận song phương Ấn Độ - Singapore về hợp tác hải quân được ký vào tháng 7-2018.
Ngay cả Trung Quốc cũng phải công nhận vị trí chiến lược của Singapore trên eo biển Malacca và biển Đông. Bởi đây là những tuyến đường thủy quan trọng Trung Quốc nhận được gần như toàn bộ dầu và gửi hàng xuất khẩu. Trong xu thế đó, theo nhiều nhà phân tích, sẽ không có gì đáng ngạc nhiên nếu Hiệp định giữa Trung Quốc và Singapore về trao đổi quốc phòng và hợp tác an ninh dẫn đến sự xuất hiện thường xuyên của tàu chiến Trung Quốc tại Singapore.
Thỏa thuận Mỹ - Singapore không chỉ mang lợi ích cho riêng cho 2 nước, mà có ảnh hưởng tích cực cho cả khu vực Đông Nam Á, bất chấp những mối lo ngại của Trung Quốc đối với sự hiện diện thường xuyên của các lực lượng quân đội Mỹ. |