SMC: Linh hoạt ứng phó, kiên định mục tiêu

Hàng loạt thách thức như thị trường xây dựng-bất động sản đóng băng, lãi suất khó giảm trong một sớm một chiều, giá thép thế giới biến động khó lường… đang bủa vây các doanh nghiệp thép. Tuy nhiên, ông Nguyễn Ngọc Anh (ảnh), Chủ tịch HĐQT CTCP Đầu tư Thương mại SMC (SMC), cho biết sẵn sàng “lên dây cót”, chuẩn bị những phương án để ứng phó trong những tình huống khó khăn nhất.

Hàng loạt thách thức như thị trường xây dựng-bất động sản đóng băng, lãi suất khó giảm trong một sớm một chiều, giá thép thế giới biến động khó lường… đang bủa vây các doanh nghiệp thép. Tuy nhiên, ông Nguyễn Ngọc Anh (ảnh), Chủ tịch HĐQT CTCP Đầu tư Thương mại SMC (SMC), cho biết sẵn sàng “lên dây cót”, chuẩn bị những phương án để ứng phó trong những tình huống khó khăn nhất.

Đa dạng sản phẩm

Năm 2012, SMC sẽ giảm sản lượng phân phối thép xây dựng. Năm 2011 công ty tiêu thụ 412.000 tấn thép xây dựng, dự kiến năm nay khoảng 400.000 tấn. Đồng thời, sản lượng thép lá, thép cán nguội và cán nóng sẽ được gia tăng lên gần 200.000 tấn.

Đây là những sản phẩm tạo nên lợi thế cạnh tranh cho SMC, đồng thời cũng có tỷ lệ lợi nhuận biên rất tốt. Thép dẹt chiếm tỷ trọng khoảng 24% trong tổng sản lượng tiêu thụ của SMC năm 2011 và năm 2012 sẽ được nâng lên 27%.

Gần cuối năm 2011, số lượng hợp đồng bán hàng chốt giá của SMC (sau khi sụt giảm trong 3 quý đầu năm) đã có dấu hiệu tăng trở lại, mặc dù mỗi hợp đồng chỉ từ 3.000-5.000 tấn thép.

Các nhà thầu nước ngoài thường ưa chuộng sản phẩm bán hàng chốt giá của SMC, vì điều này hạn chế được rủi ro biến động giá cho phía khách hàng, tiết kiệm thời gian, đồng thời giúp đơn vị chủ động phân phối nguồn cung.

SMC không phải là đơn vị duy nhất thực hiện bán hàng chốt giá, nhưng để theo đến cùng hình thức bán hàng được giới xây dựng đánh giá là văn minh không hề đơn giản. Bởi bên bán hàng mất không ít thời gian chứng minh năng lực tài chính, quy mô kho hàng cất trữ để đảm bảo chất lượng sản phẩm…

Nhưng khi hợp đồng được ký kết, mọi chuyện sẽ nhanh chóng vào guồng chứ không gặp lấn cấn kiểu mua ít mua nhiều theo xu hướng lên xuống của giá thép. Giá thép nếu còn biến động có thể gây nhiều thách thức nhưng cũng là cơ hội để các nhà thầu tin tưởng hơn vào năng lực của SMC và số lượng hợp đồng chốt giá có cơ hội tăng lên.

Đảm bảo lợi ích

SMC: Linh hoạt ứng phó, kiên định mục tiêu ảnh 2Năm qua, nhờ khai trương thêm một nhà máy cơ khí thép (coil center) tại khu công nghiệp Phú Mỹ 1, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, nên cơ cấu sản phẩm của SMC đa dạng hơn. Sắp tới, chúng tôi sẽ tiếp tục đưa vào vận vành thêm một coil center tại khu công nghiệp Quang Minh, huyện Mê Linh, Hà Nội. Do vậy, ban giám đốc có thể điều tiết một cách linh hoạt cơ cấu sản phẩm theo nhu cầu của thị trường, đảm bảo lợi nhuận ở mức tốt nhất có thể đạt được trong điều kiện khó khăn. Nếu không có hệ thống coil center, tác động khó khăn năm 2011 của SMC đã tăng lên bội phần và không dễ gì có lãi. Doanh nghiệp có thể trụ vững ở một thị phần nào đó, nhưng nếu ỷ lại vào nó sẽ rất dễ bị động khi thị trường biến động.
SMC: Linh hoạt ứng phó, kiên định mục tiêu ảnh 3

Ông NGUYỄN NGỌC ANH,
Chủ tịch HĐQT SMC

Năm qua, tỷ suất lợi nhuận biên gộp của SMC đạt khoảng 3,5%, đây là mức khả quan. Nếu tỷ suất này được duy trì và toàn bộ công ty nỗ lực không ngừng thì lợi nhuận năm 2012 sẽ được đảm bảo.

Thực tế, lợi nhuận của SMC bị sụt giảm đôi chút bắt nguồn từ việc trích lập dự phòng cho khoản đầu tư tài chính và trích rất sát sao, chứ không phải ảnh hưởng từ hoạt động kinh doanh chính. Những vấn đề như mua ngoại tệ với giá tốt và vay vốn lãi suất hợp lý không phải là rào cản đối với SMC.

Trung bình, dư nợ bình quân của SMC vay ngân hàng tối thiểu 500 tỷ đồng. Trong khi đó, lãi suất bình quân mà SMC vay ngân hàng có thể giảm từ 17% (năm trước) xuống còn 15% trong năm nay. Như vậy, SMC sẽ có một khoản tiết kiệm 2% từ vay ngân hàng, tương ứng với 10 tỷ đồng, điều này sẽ giúp gia tăng hiệu quả kinh doanh và lợi nhuận.

Thông thường điểm rơi lợi nhuận của ngành thép sẽ ở thời điểm quý I và IV, riêng SMC quý I năm nay có thể kỳ vọng một mức lợi nhuận khả quan. Đầu tháng 12-2011, nhận định giá thép trên thị trường thế giới đã ở mức thấp, SMC mua vào gần 30.000 tấn, sau đó giá bắt đầu tăng trở lại vào khoảng 15-20 USD/tấn.

Ngay trong tháng 2-2012, SMC sẽ chốt danh sách cổ đông để chia cổ tức bằng tiền mặt (đợt 2 năm 2011) với tỷ lệ 5%. Ngoài ra, nếu tình hình kinh doanh của 4-5 tháng đầu năm thuận lợi, công ty cũng có thể tạm chi cổ tức (đợt 1 năm 2012) với tỷ lệ từ 8-10%.

“Cổ tức 1.500 đồng/CP bằng tiền mặt trên mức giá 8.000-9.000 đồng/CP của SMC trong giai đoạn đầu năm tương ứng với mức lãi 15-18% cũng là mức chấp nhận được nếu ai mua vào trong giai đoạn này.

 Dự kiến quý II, SMC sẽ đưa vào hoạt động một nhà máy cơ khí thép (coil center) để mở rộng và điều tiết cơ cấu sản phẩm.

Dự kiến quý II, SMC sẽ đưa vào hoạt động một nhà máy cơ khí thép (coil center) để
mở rộng và điều tiết cơ cấu sản phẩm.
 

“Thị trường chứng khoán sụt giảm, cổ đông đã phải chịu thiệt thòi vì giá cổ phiếu giảm, nên việc chủ động chia cổ tức nếu có lợi nhuận ngoài yếu tố trách nhiệm cũng là sự chia sẻ, bù đắp cho các cổ đông.

Từ khi cổ phần hóa đến nay, mặc dù có những thời điểm khó khăn, cần tích lũy vốn nhưng chúng tôi luôn làm rất nghiêm, năm nào dứt năm đó, không có tình trạng kế hoạch 20% đến khi khó khăn lại khất xuống 10% rồi hẹn sang năm khác.

Càng khó khăn, càng cần phải đảm bảo lợi ích và nhất là niềm tin thì cổ đông mới có thể đồng lòng với lãnh đạo doanh nghiệp” - vị thuyền trưởng SMC nhấn mạnh.

Kế hoạch kinh doanh năm 2012 Ban giám đốc SMC dự kiến trình tại đại hội cổ đông sẽ được tổ chức vào tháng 4 tới đây: Sản lượng tiêu thụ 600.000 tấn, doanh thu 9.800 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 80 tỷ đồng và chia cổ tức bằng tiền mặt với tỷ lệ 15%. Dự báo giá bán bình quân tính luôn cả phần trượt giá cho 1kg thép vào khoảng 16.000 đồng. Về kế hoạch lợi nhuận, con số 80 tỷ đồng được xem là tham vọng cực lớn của người đứng đầu SMC trong tình hình nhiều doanh nghiệp thép chỉ cần không lỗ đã mừng. Năm 2011, SMC cán đích lợi nhuận ở mức 75 tỷ đồng.

Các tin khác