Tái cơ cấu NH: Cần giải pháp đột phá chiều sâu

Trong 3 chương trình tái cơ cấu toàn bộ nền kinh tế, tái cơ cấu NH được Chính phủ hoạch định sớm nhất và triển khai tích cực nhất so với chương trình cải cách doanh nghiệp nhà nước và tái cơ cấu đầu tư công. Những nỗ lực tái cơ cấu hệ thống của NHNN vừa qua đã có nhiều bước tiến. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều việc đòi hỏi tầm cao hơn để triển khai thực hiện một cách sâu rộng và hiệu quả.

Trong 3 chương trình tái cơ cấu toàn bộ nền kinh tế, tái cơ cấu NH được Chính phủ hoạch định sớm nhất và triển khai tích cực nhất so với chương trình cải cách doanh nghiệp nhà nước và tái cơ cấu đầu tư công. Những nỗ lực tái cơ cấu hệ thống của NHNN vừa qua đã có nhiều bước tiến. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều việc đòi hỏi tầm cao hơn để triển khai thực hiện một cách sâu rộng và hiệu quả.

Chấn chỉnh NH nhỏ

Theo các chuyên gia NH, thời gian qua những NH nhỏ, yếu kém đã làm ảnh hưởng đến hoạt động của ngành. Vì thế, để thực hiện hiệu quả đề án tái cấu trúc hệ thống NHTM, trước hết phải tái cơ cấu thanh khoản các NH nhỏ, yếu kém. Bởi khi thanh khoản NH và nền kinh tế bị cạn kiệt, méo mó thì không thể cơ cấu ngành NH.

Trọng tâm của tái cơ cấu NH là phải thay đổi chuẩn mực quản trị, trong đó cần tăng thêm hệ số an toàn tối thiểu (CAR), tăng tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro. Bởi dự phòng rủi ro không chỉ để xử lý những rủi ro đang diễn ra hàng ngày mà còn phòng ngừa những cú sốc lớn của nền kinh tế. Cuối cùng, khi nói đến tái cơ cấu NH phải tạo điều kiện thuận lợi để thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia quá trình mua bán và sáp nhập (M&A) doanh nghiệp. Ngược lại, một hệ thống NH mạnh cũng đồng thời tiếp vốn cho những hoạt động M&A và những lĩnh vực khác phát triển tốt hơn, sẽ ngăn chặn được việc nhóm lợi ích chi phối dùng NH này đi “thâu tóm” NH khác.

Ông LÊ ĐỨC THÚY,
nguyên Thống đốc NHNN Việt Nam

Thực tế NHNN đã điều chỉnh một số cơ chế, chính sách và đưa ra những quy định mới về lãi suất, tín dụng, kinh doanh ngoại hối... Bên cạnh đó, NHNN đã có những biện pháp ngăn chặn và xử lý những NH yếu kém có nguy cơ đổ vỡ.

Cuối năm ngoái, NHNN đưa ra 30.000 tỷ đồng hỗ trợ các NH kém thanh khoản, đã bước đầu ổn định và tạo thanh khoản tương đối tốt toàn hệ thống. Dù đến nay các NH yếu kém trên chưa thật sự lành mạnh nhưng bước đầu tình trạng tài chính, cơ chế quản trị điều hành, phân bổ tín dụng… của các NH này đã khả quan hơn.

Tuy nhiên, theo ông Lê Đức Thúy, nguyên Thống đốc NHNN, cơ cấu NH nhỏ đến thời điểm này cũng chỉ dừng ở vài động tác sáp nhập, hợp nhất chứ chưa phải toàn bộ nội dung quá trình tái cơ cấu nhằm làm thay đổi căn bản hệ thống NHTM Việt Nam.

Thứ nhất, chuyển hoạt động của hệ thống NH từ phục vụ cho mô hình tăng trưởng cũ (tăng trưởng dựa trên chủ yếu đầu tư cho nguồn lực, hướng vào nhu cầu xuất khẩu, trong khi yếu tố năng suất tổng hợp ngày càng giảm những năm gần đây), sang cơ chế phân bổ nguồn lực vốn đến những nơi đem lại hiệu quả thực sự, giúp tăng trưởng kinh tế bền vững hơn. Hệ thống tài chính NH trung gian phải làm được điều đó.

Thứ hai, phải giải quyết vấn đề nợ xấu, bởi nếu không xử lý nợ xấu sẽ không thể tạo bước tiến trong tái cơ cấu NH và trong hoạt động tín dụng của nền kinh tế. Một nền kinh tế chủ yếu dựa vào tăng vốn và vốn chỉ dựa vào kênh NH, trong khi NH tăng trưởng tín dụng âm sẽ kéo theo làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế.

Các NHTM yếu kém là do quản trị điều hành kém, bị lợi ích riêng chi phối và làm trái các quy định trong hoạt động nghiệp vụ như dùng vốn của mình đầu tư vào những dự án bất động sản, không thu hồi được vốn…

Đích đến NH quốc doanh

Theo TS. Lê Đạt Chí, Trường Đại học Kinh tế TPHCM, muốn tái cấu trúc hệ thống NH phải đưa các NHTM vào quy chuẩn về quản trị rủi ro, quản trị dòng vốn. Khi quản lý dòng vốn và yêu cầu các NHTM có cách quản trị rủi ro tốt hơn, lập tức những NHTM đi trái các quy định này sẽ bị đào thải, hoặc phải hợp nhất để tăng quy mô, hoặc NH lớn có thể thâu tóm NH nhỏ.

Trên con đường tái cấu trúc NH đó mới có quá trình tái cấu trúc và sáp nhập, chứ không phải tái cấu trúc là hợp nhất, sáp nhập để gom lại thành NH lớn hơn. Không phải số lượng NH ít là dễ quản lý, bởi số lượng ít dễ độc quyền, không tạo một môi trường cạnh tranh lành mạnh.

Khách hàng giao dịch tại VietABank. Ảnh: LÃ ANH

Khách hàng giao dịch tại VietABank. Ảnh: LÃ ANH

Ông Nguyễn Đức Kiên, Phó Chủ tịch Hội đồng sáng lập ACB, cho rằng nói đến tái cơ cấu NH phải nhìn tổng thể chứ không chỉ nhìn những NH nhỏ sáp nhập gọi là tái cơ cấu. Bởi những NH nhỏ chiếm thị phần rất nhỏ, chỉ vài % toàn ngành.

Muốn tái cơ cấu NH phải nhìn đến cái đích là tái cơ cấu các NH quốc doanh, các NH lớn vì hiện nay nợ xấu nằm phần lớn ở NH quốc doanh, NH nhỏ chỉ chiếm phần rất nhỏ.

TS. Lê Đạt Chí, nhận định: “Các NH quốc doanh hiện nay rất rời rạc, không thể hiện rõ vai trò chi phối. Vì vậy, quá trình tái cơ cấu NH quốc doanh nên quy về sở hữu nhà nước chứ không để bản thân các NH quốc doanh tự cạnh tranh lẫn nhau, không thực hiện cùng một mục tiêu, nhiệm vụ.

Tái cấu trúc về mặt vai trò nhà nước sở hữu để điều tiết, nếu không có vai trò điều tiết sở hữu chung, vô hình trung các NH mạnh nhưng cuối cùng đơn lẻ”.

Trong môi trường kinh tế Việt Nam, NH quốc doanh là chủ lực trong nền kinh tế, thì phải thực hiện quá trình tái cấu trúc NH quốc doanh để có thể dẫn dắt nền kinh tế, định hướng được các NH cổ phần khác.

Thực tế hiện nay NH quốc doanh với 4 NH chủ lực đang dư dả vốn nhưng họ không ấn định lãi suất thấp đi mà vẫn phải “nương” theo Nhà nước quy định trần lãi suất bao nhiêu họ áp trần đó.

Đáng ra các NH quốc doanh - chủ lực của nền kinh tế - phải thiết kế các kỳ hạn lãi suất, điều tiết lãi suất nền kinh tế để thay cho công cụ trần lãi suất của NHNN.

Các tin khác