Tận dụng và thách thức FTA

Để xuất khẩu tăng 10% so với năm 2012, kiểm soát nhập siêu ở mức 8% và xa hơn là mục tiêu cán cân cân bằng vào năm 2020, trong bối cảnh kinh tế hội nhập sâu rộng đòi hỏi xuất Khẩu phải có những giải pháp căn cơ về sản xuất, chuyển dịch cơ cấu, nâng cao giá trị, phát triển công nghiệp hỗ trợ... Đây chính là những thách thức không nhỏ cho Việt Nam.

Để xuất khẩu tăng 10% so với năm 2012, kiểm soát nhập siêu ở mức 8% và xa hơn là mục tiêu cán cân cân bằng vào năm 2020, trong bối cảnh kinh tế hội nhập sâu rộng đòi hỏi xuất Khẩu phải có những giải pháp căn cơ về sản xuất, chuyển dịch cơ cấu, nâng cao giá trị, phát triển công nghiệp hỗ trợ... Đây chính là những thách thức không nhỏ cho Việt Nam.

Bỏ giai đoạn “thợ may, thợ giày”

Trong 3 tháng đầu năm, xuất khẩu đã có những kết quả tích cực với kim ngạch ước đạt 29,69 tỷ USD, tăng 19,7% so với cùng kỳ năm trước. Tăng trưởng xuất khẩu đạt được ở hầu hết mặt hàng xuất khẩu chủ lực như điện thoại các loại và linh kiện, dệt may, giày dép, dầu thô...

Kim ngạch xuất khẩu vào các thị trường chủ yếu đều có mức tăng trưởng khá trong quý I như: Hoa Kỳ tăng 16,9%, EU tăng 32,2%, các nước trong khối ASEAN tăng 29,5%…

Tuy nhiên, theo ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), xuất khẩu nước ta tăng trưởng chưa bền vững, quy mô còn nhỏ, chưa tương xứng với tiềm năng.

Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu do khối DN FDI sản xuất và là những mặt hàng dựa vào nguồn lao động rẻ, gia công, hàm lượng khoa học kỹ thuật và giá trị gia tăng thấp, chưa thực sự tham gia được vào chuỗi sản xuất, lưu thông sản phẩm của các tập đoàn đa quốc gia trong khu vực và thế giới.

Theo ông Nguyễn Hồng Dương, Phó Vụ trưởng Vụ thị trường châu Mỹ, Hoa Kỳ - một trong 2 thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, là thị trường mở lớn nhất thế giới và có tính cạnh tranh rất cao. Tuy nhiên, vài năm gần đây, xuất khẩu của Việt Nam vào Hoa Kỳ đã chững lại, chỉ đạt tốc độ tăng 16-18% so với hơn 20% trước đó. Nguyên nhân do sức cạnh tranh quyết liệt của các nước xuất khẩu khác.

Vì thế, để thúc đẩy xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ cần có sự thay đổi. Đó là phải thoát qua giai đoạn “thợ may, thợ giày”, giảm xuất khẩu những mặt hàng có giá trị gia tăng thấp, gia công. Trong đó giải pháp tốt nhất là củng cố năng lực kinh doanh tiếp cận công nghệ, nhân lực chất lượng cao, tận dụng các cơ hội trong Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) tới đây.

Còn ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, nhìn nhận: “Những con số về tình hình xuất khẩu quý I có thể tạm yên tâm. Nhưng đi sâu vào bên trong vẫn thấy bộc lộ nhiều bất cập như: lợi thế về nhân công thấp đang mất dần theo thời gian; cơ cấu kinh tế khó khăn 3 năm qua; DN gặp khó về đầu tư, sử dụng vốn...

Trong khi đó, xu hướng bảo hộ gia tăng tại nhiều thị trường, mà điển hình là các vụ kiện gần đây về trợ cấp chống bán phá giá với thép ở Indonesia, cá tra gặp khó ở Hoa Kỳ. Dù cùng cạnh tranh trong môi trường WTO nhưng xu hướng để thúc đẩy xuất khẩu, đầu tư đang được nhiều nước hướng đến là đàm phán các hiệp định thương mại tự do (FTA) để tìm thị trường cho mình và Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ”.

Cơ hội và sức ép

Hiện nay Việt Nam đã có các FTA trực tiếp với Nhật Bản, Ấn Độ và tham gia cơ chế FTA của ASEAN với Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, New Zealand. Chúng ta cũng đang xúc tiến đàm phán TPP với kỳ vọng vào thị trường rất lớn là Hoa Kỳ. Tuy nhiên chúng ta đã chưa tận dụng được nhiều cơ hội.

Chế biến tôm xuất khẩu qua thị trường EU.

Chế biến  tôm xuất khẩu qua thị trường EU. 

Năm 2012, kim ngạch xuất khẩu những mặt hàng có dùng giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa để xuất khẩu sang thị trường Việt Nam đã ký FTA đạt 18 tỷ USD, chỉ chiếm 33% kim ngạch sang các nước Việt Nam đã tham gia FTA. Nguyên nhân một phần do những FTA Việt Nam đã ký, đối tác có nền kinh tế tương đối giống nước ta nên khả năng tận dụng xuất khẩu có nhưng chưa nhiều.

Sắp tới, những TPP, FTA với EU, Hàn Quốc sẽ được ký kết. Các nền kinh tế này có sự khác biệt về cơ cấu và có tính chất bổ sung trong hàng hóa xuất nhập khẩu nên hy vọng xuất khẩu sẽ nhiều hơn. Tuy nhiên, DN cũng cần phải cố gắng tận dụng hơn nữa các ưu đãi mới đạt được kế hoạch tăng xuất khẩu.

Ông Jean-Jacques Bouflet, Tham tán công sứ, Trưởng ban Kinh tế thương mại Phái đoàn EU tại Việt Nam, chia sẻ FTA Việt Nam ký với EU tới đây sẽ có nhiều điểm ưu việt hơn chương trình ưu đãi thuế quan chung hiện nay vì tính ổn định.

Khi có FTA, Việt Nam ngoài hưởng lợi từ tiếp cận thị trường với nhiều hàng hóa thuế suất 0%, môi trường cạnh tranh thông thoáng, mà còn có động lực thu hút đầu tư trực tiếp từ EU. Nhưng ông Jean-Jacques Bouflet cũng cảnh báo EU sắp kết thúc đàm phán FTA với Singapore và chuẩn bị đàm phán FTA với Thái Lan, Malaysia, tới đây có khả năng đàm phán với Nhật Bản và Hoa Kỳ.

Và nếu đàm phán với Nhật Bản, Hoa Kỳ thành công, với thuế quan ưu đãi có thể nhiều DN EU trước đây đầu tư vào Việt Nam sẽ không tiếp tục đầu tư nữa. “Lợi thế của Việt Nam và các nước ASEAN là đến năm 2015 sẽ có cộng đồng kinh tế chung. DN EU đang cố gắng tìm địa điểm để đặt cơ sở sản xuất, có thể Thái Lan, Indonesia, Malaysia hay Việt Nam. Vì thế đây là thách thức với Việt Nam.

Theo đó, tương lai xuất khẩu của Việt Nam là phải sản xuất hàng hóa có hàm lượng giá trị tri thức, chất xám cao. Để làm được điều này phải có chuyển giao kỹ thuật, đầu tư trực tiếp nước ngoài và EU sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam” - ông Jean-Jacques Bouflet nói. 

Các tin khác