Tăng điều kiện chào bán chứng khoán
Một trong những điểm đáng chú ý trong quy định chào bán chứng khoán là tách bạch điều kiện chào bán CP lần đầu ra công chúng, và điều kiện chào bán thêm CP ra công chúng để phù hợp với tính chất của việc chào bán và thông lệ quốc tế.
Trong đó, dự thảo quy định điều kiện về mức vốn điều lệ đã góp của tổ chức phát hành tối thiểu 30 tỷ đồng; nâng quy định điều kiện hoạt động kinh doanh có lãi lên 2 năm liên tục liền trước năm đăng ký chào bán (hiện hành là 1 năm).
Trong dự thảo lần này, UBCKNN chỉ đưa ra quyền được tiếp cận thông tin chứ không phải là quyền điều tra, nhằm yêu cầu các bên liên quan cung cấp thông tin để hỗ trợ UBCKNN trong việc xác định hành vi giao dịch nghi vấn. Quyền này khác với quyền điều tra của cơ quan công an. Ông TRẦN VĂN DŨNG, Chủ tịch UBCKNN |
Riêng đối với chào bán CP lần đầu ra công chúng quy định thêm tính đại chúng: “Tối thiểu 20% vốn điều lệ của tổ chức phát hành phải được bán cho ít nhất 100 NĐT không phải là cổ đông sở hữu từ 1% trở lên vốn điều lệ của tổ chức phát hành.
Trường hợp vốn điều lệ của tổ chức phát hành từ 100 tỷ đồng trở lên, tỷ lệ tối thiểu là 15% vốn điều lệ của tổ chức phát hành. Nếu vốn điều lệ của tổ chức phát hành từ 1.000 tỷ đồng trở lên, tỷ lệ tối thiểu là 10%”.
Về chào bán riêng lẻ, đối tượng tham gia bao gồm NĐT chiến lược, NĐT chứng khoán chuyên nghiệp. Đồng thời, quy định thời gian hạn chế tối thiểu 3 năm đối với NĐT chiến lược và tối thiểu 1 năm với NĐT chứng khoán chuyên nghiệp. Sở dĩ có quy định này vì đây là những đối tượng phải gắn bó lâu dài với công ty, hoặc am hiểu TTCK và khả năng chấp nhận rủi ro cao.
Về thu hút NĐT nước ngoài trên TTCK Việt Nam, dự thảo luật bổ sung các quy định theo hướng thống nhất với tinh thần của Luật Đầu tư năm 2014. Cụ thể, dự luật cơ bản thống nhất về cách ứng xử với chủ thể là NĐT nước ngoài và tổ chức kinh tế có trên 51% vốn điều lệ do NĐT nước ngoài nắm giữ; quy định rõ tỷ lệ sở hữu nước ngoài dựa trên ngành nghề mà doanh nghiệp đăng ký hoạt động theo hướng: tỷ lệ sở hữu nước ngoài tại công ty đại chúng là 100%, ngoại trừ trường hợp cam kết quốc tế mà Việt Nam là thành viên, hoặc pháp luật chuyên ngành có quy định cụ thể thấp hơn về tỷ lệ sở hữu của NĐT nước ngoài (trường hợp công ty đại chúng hoạt động đa ngành, nghề, có quy định khác nhau về tỷ lệ sở hữu nước ngoài, thì tỷ lệ này không vượt quá mức thấp nhất trong các ngành, nghề có quy định).
Thêm quyền tiếp cận thông tin cho UBCKNN
Dự thảo đã bổ sung một số quy định về thẩm quyền của UBCKNN khi tiến hành thanh, kiểm tra, xử lý vi phạm như: yêu cầu các tổ chức, cá nhân liên quan cung cấp thông tin, tài liệu phục vụ thanh, kiểm tra, giám sát, xác minh vi phạm; yêu cầu tổ chức, cá nhân có biểu hiện vi phạm giải trình, đối chất…
Thêm quyền tiếp cận thông tin cho UBCKNN
Dự thảo đã bổ sung một số quy định về thẩm quyền của UBCKNN khi tiến hành thanh, kiểm tra, xử lý vi phạm như: yêu cầu các tổ chức, cá nhân liên quan cung cấp thông tin, tài liệu phục vụ thanh, kiểm tra, giám sát, xác minh vi phạm; yêu cầu tổ chức, cá nhân có biểu hiện vi phạm giải trình, đối chất…
Lý giải về quy định này, bà Vũ Thị Chân Phương, Phó Chủ tịch UBCKNN, cho biết trong thời gian qua, Bộ Tài chính (trong đó có UBCKNN) đã phối hợp chặt chẽ với cơ quan chức năng trong quản lý, giám sát, xử lý vi phạm trên TTCK, góp phần lành mạnh hoạt động thị trường. Tuy nhiên, các hành vi vi phạm pháp luật trên thị trường ngày càng tinh vi, phức tạp, việc thanh, kiểm tra, xử lý các hành vi giao dịch nghi vấn gặp nhiều khó khăn.
Trong khi đó, UBCKNN chưa có đủ thẩm quyền để tổ chức và thực thi tốt các chức năng thanh tra và cưỡng chế thực thi (chưa có thẩm quyền trong việc kiểm soát tài khoản, dòng tiền…), vì vậy kết quả thanh, kiểm tra và xử lý còn gặp nhiều khó khăn.
Theo ông Trần Văn Dũng, Chủ tịch UBCKNN, năm 2010 khi xây dựng dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán, UBCKNN cũng đã đề xuất trao cho UBCKNN quyền điều tra. Chính phủ đã đồng ý, nhưng sau đó Quốc hội đã không thông qua nội dung này. Nếu có được quyền điều tra sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho UBCKNN trong việc phát hiện, xử lý hành vi vi phạm. Thực ra không như nhiều nước có quyền điều tra hành chính, ở Việt Nam từ “điều tra” thường được hiểu là liên quan đến điều tra hình sự, nên có sự thận trọng.
Trả lời câu hỏi của ĐTTC về việc UBCKNN đề xuất thêm quyền này có phải do tình trạng thao túng hay làm giá đang trở thành mối nguy, ảnh hưởng quyền lợi NĐT? Khi chưa có quyền điều tra nhưng UBCKNN vẫn đang xác định, xử lý được các vi phạm. Nếu có quyền tiếp cận thông tin như vậy, việc xác định hành vi vi phạm liệu có nhanh hơn?...
Theo ông Dũng, câu hỏi về quyền này có cần thiết hay không cũng giống như câu hỏi đất nước có cần thiết phải có cảnh sát hay không? Chừng nào cần duy trì trật tự xã hội vẫn cần cảnh sát và cảnh sát vẫn cần phải tiếp tục nâng cao nghiệp vụ, hiện đại hóa trang thiết bị để theo kịp diễn biến của xã hội.
Tương tự, ở góc độ cơ quan giám sát thị trường, chúng tôi cho rằng, chừng nào còn có TTCK thì cơ quan giám sát còn cần được trao thẩm quyền để giám sát, theo kịp diễn biến của thị trường. Và khi có quyền này việc xác định hành vi giao dịch đó có vi phạm hay không sẽ nhanh hơn.