Thách thức dệt may

Khi nói đến Hiệp định Đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP), nhiều chuyên gia cho rằng, so với các ngành công nghiệp mũi nhọn khác, ngành dệt may Việt Nam có tiềm năng được hưởng lợi nhiều nhất và thế mạnh cạnh tranh cao nhất. Tuy nhiên, để tiếp cận lợi thế, thời cơ TPP mang lại, DN dệt may trong nước phải thoát khỏi “vòng kim cô” và sự lệ thuộc vào Trung Quốc.

Khi nói đến Hiệp định Đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP), nhiều chuyên gia cho rằng, so với các ngành công nghiệp mũi nhọn khác, ngành dệt may Việt Nam có tiềm năng được hưởng lợi nhiều nhất và thế mạnh cạnh tranh cao nhất. Tuy nhiên, để tiếp cận lợi thế, thời cơ TPP mang lại, DN dệt may trong nước phải thoát khỏi “vòng kim cô” và sự lệ thuộc vào Trung Quốc.

DN nội còn chuẩn bị

Mới đây, Hiệp hội Dệt may Việt Nam đã có công văn gửi các DN với lời kêu gọi các DN chủ động tìm các thị trường tiềm năng khác để nhập khẩu, tránh phụ thuộc quá lớn vào thị trường Trung Quốc. Cũng theo cơ quan này, để nắm rõ chủng loại, số lượng nguyên phụ liệu nhập khẩu từ thị trường Trung Quốc làm cơ sở xây dựng kế hoạch đầu tư, phát triển nguồn cung ứng trong nước và tìm kiếm thị trường cung ứng thay thế, các DN dệt may cần cung cấp số liệu nhập khẩu nguyên phụ liệu dệt may (cho Hiệp hội Dệt may Việt Nam) gồm: bông; xơ sợi, vải; các loại phụ liệu khác (chỉ, bông tấm lót, mex, cúc, khóa kéo, băng chun); thuốc nhuộm từ thị trường Trung Quốc năm 2013-2014.

Để chuẩn bị thực hiện TPP, nguyên tắc cũng như yêu cầu đặt ra cho ngành dệt may là phải có xuất xứ từ sợi. Trong khi đó, ai cũng biết điểm yếu nhất của ngành dệt may là dệt - nhuộm. Vì vậy, với quy định xuất xứ từ sợi, DN trong nước khó hưởng lợi từ TPP vì phụ thuộc quá nhiều vào nguyên liệu nhập khẩu, chủ yếu từ Trung Quốc.

Tuy nhiên, theo tìm hiểu, một số đơn vị dệt may đã nỗ lực đầu tư, nâng cao tỷ lệ nội địa hóa, giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc. Ông Nguyễn Văn Cần, Trưởng phòng nghiên cứu và phát triển Tổng công ty 28 (Agtex), cho biết: “Lâu nay, mặt hàng sợi, xơ, kể cả hóa chất, thuốc nhuộm chúng tôi nhập của Trung Quốc. Nhưng vừa rồi có một số sự kiện xảy ra nên chúng tôi muốn thoát khỏi sự phụ thuộc vào thị trường này”.

Theo ông Cần, để giảm phụ thuộc vào Trung Quốc, một mặt Agtex tìm đối tác mới tại các thị trường khác trong khối TPP như Malaysia, Thái Lan, Indonesia. Bên cạnh đó, trong năm 2013, Agtex đã có kế hoạch hợp tác với các công ty dệt may của Nhật Bản, tiến hành xây dựng một dự án từ sản xuất sợi, dệt, nhuộm để tạo ra một chuỗi khép kín. Dự án có tổng mức đầu tư 5 triệu USD, sẽ hoàn thành đưa vào vận hành trong tháng 7-2014.

“Ngay trong những vòng đàm phán đầu tiên của TPP, chúng tôi đã nghiên cứu trước, phổ biến cho những cán bộ chủ chốt nắm bắt thời cơ, thách thức là gì để có sự chuẩn bị về nhân sự, thị trường, công nghệ. Dòng sản phẩm chủ lực của công ty là sợi chất lượng cao, sản lượng khoảng 12 triệu tấn/năm, vải chất lượng cao. Ngoài các sản phẩm mang thương hiệu Belluni tại thị trường nội địa, Agtex còn xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản, Hoa Kỳ, EU các loại áo sơ mi, veston nam nữ, hàng đồng phục chất lượng cao…” - ông Cần nói

Khối ngoại đã hớt tay trên

Theo các chuyên gia kinh tế, khi Việt Nam tham gia TPP, ngành dệt may sẽ được hưởng lợi khi xuất khẩu hàng hóa trong nội khối TPP được hưởng thuế suất bằng 0. Thuế suất giảm giúp mặt hàng dệt may rẻ hơn nhiều và từ đó tiêu thụ nhiều lên. Tuy nhiên, thách thức hiện nay một số DN FDI đã nhanh chân đầu tư dự án sản xuất sợi tại Việt Nam để đón bắt TPP trước DN trong nước.

Hơn nữa, các DN nước ngoài với lợi thế cả về tài chính, công nghệ, thị trường càng khiến cuộc đua trở nên thiếu cân sức. Chưa nói đến cạnh tranh ở thị trường nước ngoài, thách thức trước mắt là cuộc cạnh tranh khốc liệt trong ở thị trường nội địa. Đơn cử, Công ty TNHH Khu công nghiệp (KCN) Texhong Hải Hà (thuộc CTCP Tập đoàn Texhong - một tập đoàn dệt may lớn của Trung Quốc) và Công ty TNHH Đầu tư Quốc tế Hải Hà mới đây đã nhận giấy chứng nhận đầu tư để phát triển dự án xây dựng hạ tầng KCN Hải Hà giai đoạn 1 tại tỉnh Quảng Ninh.

Dự án KCN Texhong Hải Hà giai đoạn 1 có diện tích 660ha, với tổng vốn đăng ký trên 4.520 tỷ đồng. Cũng tại Quảng Ninh, năm 2012, Tập đoàn Texhong đã khởi công xây dựng nhà máy sợi trên diện tích gần 400.000m2, quy mô 500.000 cọc sợi tại KCN Hải Yên (Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh). Tại địa bàn tỉnh Nam Định, Tập đoàn Dệt may Yulun Giang Tô (Trung Quốc) cũng vừa được cấp phép đầu tư nhà máy theo quy trình khép kín từ sản xuất sợi, đến dệt, nhuộm với tổng vốn đầu tư 68 triệu USD.

Ngành dệt may cần nhanh chóng đẩy mạnh tỷ lệ nguyên phụ liệu nội địa để giảm phụ thuộc vào Trung Quốc.

Ngành dệt may cần nhanh chóng đẩy mạnh tỷ lệ nguyên phụ liệu nội địa
để giảm phụ thuộc vào Trung Quốc.

Giữa tháng 4-2014, Công ty Huafa Hong Kong được tỉnh Long An chấp thuận cho đầu tư dự án kéo sợi màu (gồm có các công đoạn nhuộm bông, kéo sợi) tại KCN Thuận Đạo. Tổng diện tích của dự án là 20,38ha, với tổng vốn đầu tư 2.856 tỷ đồng. Đây là nhà máy nhuộm bông, kéo sợi màu nhằm phục vụ sản phẩm sợi màu chất lượng cao cung cấp cho các công ty chuyên ngành dệt may tại Việt Nam và xuất khẩu.

Tại TPHCM, Công ty Gain Lucky Limited, thuộc Tập đoàn may Trung Quốc Shenzhou International chuyên sản xuất trang phục cho các thương hiệu như Nike, Adidas, Puma... đã cam kết đầu tư 140 triệu USD. Tập đoàn này còn thành lập Công ty TNHH Worldon (Việt Nam) nhằm phát triển Trung tâm Thiết kế thời trang và sản xuất các sản phẩm may mặc cao cấp trên diện tích 45ha tại KCN Đông Nam.

Ngoài ra, Công ty Forever Glorious thuộc Tập đoàn Sheico (Đài Loan) cũng cam kết đầu tư 50 triệu USD để triển khai một dự án hoàn chỉnh từ dệt vải đến sản xuất các sản phẩm may mặc chuyên dụng cao cấp cho thể thao dưới nước. 

Các tin khác