Đây là một cơ chế tương tác giữa máy tính, mạng internet và những hoạt động thực tế, trong đó mạng máy tính điều khiển và kiểm soát các hoạt động.
Chính sách pháp luật không phản ứng kịp
CMCN 4.0 đang đặt ra nhiều thách thức đối với các nhà quản lý chính sách tại Việt Nam, bao gồm tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, bảo đảm hài hòa lợi ích đối với các mô hình kinh doanh dịch vụ truyền thống; kiểm soát việc minh bạch về thông tin; quản lý giao dịch điện tử, thanh toán quốc tế về thương mại bằng thẻ; quản lý chất lượng dịch vụ, sản phẩm; chống thất thoát thuế (thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế thu nhập cá nhân) và một số vấn đề xã hội khác nảy sinh như lao động, việc làm và an sinh xã hội. |
Vì vậy, các cuộc CMCN đều mang lại những thách thức cho chính phủ nhiều quốc gia trong hoạch định chính sách, đặc biệt trong giải quyết việc làm cho những lao động bị thay thế.
Vậy cuộc CMCN 4.0 này sẽ mang lại những khác biệt nào cho việc hoạch định chính sách nói chung và ở một nước đang phát triển như Việt Nam nói riêng, là những điều cần phải xem xét thận trọng.
2 yếu tố công nghệ quan trọng trong cuộc CMCN 4.0 là internet và công nghệ số, cho phép tạo ra những giá trị số hóa và phương thức giao dịch chưa từng có trong lịch sử.
2 yếu tố công nghệ quan trọng trong cuộc CMCN 4.0 là internet và công nghệ số, cho phép tạo ra những giá trị số hóa và phương thức giao dịch chưa từng có trong lịch sử.
Một trong những tài sản số hóa được giao dịch làm bất ngờ các nhà hoạch định chính sách, đồng thời gây nhiều tranh cãi, đó là tiền ảo bitcoin và sau này có nhiều sản phẩm tương tự. Có thể sau khi bitcoin xuất hiện, một số nước cho phép, một số nước không, nhưng chắc chắn trước đó không nước nào có chính sách, hay quy định về những sản phẩm kiểu như vậy.
Tương tự, khi Uber xuất hiện, người tiêu dùng háo hức với dịch vụ vận chuyển hành khách mới được tạo ra, kiểm soát bởi công nghệ, thì các cơ quan chức năng phải “đau đầu” nghĩ cách giải quyết phù hợp. Bởi lẽ, loại dịch vụ này không thuộc các loại dịch vụ vận tải cụ thể đang được quy định.
Trên thực tế, những vấn đề như vậy không phải là không thể giải quyết, song rõ ràng chính sách và pháp luật đã không phản ứng kịp thời với tác động của công nghệ. Nói rộng hơn, các chính phủ các nước phải bắt đầu tính đến việc quản lý một nền kinh tế với 2 đặc điểm chính. Thứ nhất, nhiều giá trị sản phẩm số được thừa nhận và giao dịch. Thứ 2, nền kinh tế đang vận hành theo phương thức mới - nền kinh tế chia sẻ (sharing economy).
Grab và Uber là minh chứng cho cuộc CMCN 4.0 đang đẩy Taxi truyền thống vào thế cạnh tranh.
Vì thế, những tài sản mới xuất hiện phải được giám sát, quản lý chặt chẽ, không thể theo phương thức truyền thống, tức đòi hỏi phải có những định hướng chính sách và hành lang pháp lý mới. Những hàng hóa và dịch vụ được trao đổi theo cách “chia sẻ” với số lượng tương tác vô hạn, sẽ dẫn đến những thách thức cho giới hạn năng lực quản lý của chính quyền.
Hiện nay, với công nghệ của Uber, người tiêu dùng có thể chia sẻ phương tiện giao thông, nhiều ứng dụng khác như Laxus, Airbnb… hay chia sẻ những tài sản khác gồm hàng hóa, dịch vụ, không gian, kỹ năng và cả tiền bạc.
Song để xây dựng nền kinh tế chia sẻ cần phải giải quyết 2 khó khăn: (1) Phải xác định được các đối tượng, cá nhân tham gia hoạt động chia sẻ đó. (2) Xây dựng hành lang pháp lý cho những hoạt động đó, bao gồm cả việc thu thuế các hoạt động kinh doanh. Để giải quyết những khó khăn này, Chính phủ phải trở thành Chính phủ thông minh sử dụng công nghệ số (chính quyền số).
Định hướng xây dựng hành lang pháp lý
Định hướng xây dựng hành lang pháp lý
Như vậy, vai trò của Chính phủ không chỉ dừng ở việc sử dụng các ứng dụng công nghệ để quản lý nền kinh tế, mà phải xây dựng hành lang pháp lý thừa nhận các cơ sở dữ liệu phù hợp.
Về mặt công nghệ, Chính phủ phải thiết lập được cơ sở dữ liệu thông suốt trong nhiều lĩnh vực liên quan đến dân số, việc làm, ngành công nghiệp, dịch vụ… để có thể phản ứng kịp thời trước những thay đổi trong cơ cấu kinh tế, giải quyết các vấn đề di chuyển lao động và giải quyết thất nghiệp. Về mặt pháp lý, Chính phủ phải xây dựng, sửa đổi các văn bản pháp luật trong rất nhiều lĩnh vực đang có xu hướng sử dụng công nghệ số mạnh mẽ như giao thông, y tế, môi trường, du lịch, thương mại điện tử…
Nếu những thách thức trong hoạch định chính sách trước những tác động của cuộc CMCN 4.0 đối với các nước phát triển là 1, đối với những nước đang phát triển như Việt Nam sẽ là 10.
Đơn giản vì những hoạt động quan trọng nhất của cuộc CMCN đều đến từ những nước phát triển, theo cách hoặc họ tạo ra nó, hoặc đón nhận sớm hơn. Thách thức đầu tiên đặt ra cho các nước đang phát triển là cần có chính sách phù hợp để đón nhận những thành quả của cuộc CMCN.
Đối với cuộc CMCN 4.0, thách thức chung là chính sách nào để tạo những doanh nghiệp sử dụng được các công nghệ nổi bật của cuộc cách mạng này, đồng thời làm thế nào để phát triển một nền kinh tế chia sẻ.
Thí dụ, Uber đang ứng dựng một công nghệ tiên tiến trong hoạt động kinh doanh của mình, đã tạo ra những giá trị cho người tiêu dùng, cho người có xe nhàn rỗi. Song đây là dịch vụ vận tải được cung cấp qua biên giới và Việt Nam không cam kết mở cửa thị trường dịch vụ này.
Bên cạnh đó, để quản lý một nền kinh tế chia sẻ cho phép sử dụng công nghệ, Việt Nam đang phải nỗ lực đổi mới toàn diện hệ thống quản lý trong hầu hết lĩnh vực, kể cả nông nghiệp để chuẩn bị cho một nền kinh tế vận hành kiểu mới.
Theo đó, đòi hỏi các nhà làm luật phải có tư duy mới về những giá trị số và phương thức giao dịch kiểu chia sẻ. Bởi lẽ, khi sản phẩm công nghệ và giao dịch trong CMCN 4.0 được thừa nhận, việc quản lý chúng tất nhiên phải sử dụng công nghệ.
Vì thế, ứng dụng công nghệ để biến chính quyền truyền thống thành chính quyền số là một trong những thách thức lớn nhất cho Việt Nam, khi thước đo về mức độ hiểu biết công nghệ của cán bộ quản lý hiện nay mới dừng ở trình độ tin học văn phòng.
Dù vậy, làm chủ công nghệ của cuộc CMCN 4.0 dường như lại dễ hơn việc làm chủ công nghệ ở những cuộc CMCN trước vì CMCN 4.0 có rất nhiều yếu tố kế thừa, đó là tin học, internet và tự động hóa.