Tuy nhiên, trong bối cảnh NĐT nội cũng đua nhau bán tháo khiến cho TTCK không còn là kênh đầu tư hấp dẫn. Đáng ngại nhất là dòng vốn vẫn “miệt mài” rút khỏi TTCK, dù mặt bằng giá cổ phiếu (CP) đã xuống rất thấp.
Thanh khoản cạn kiệt
Thanh khoản vẫn là tâm điểm của thị trường khi tiếp tục bị thu hẹp kể từ mốc tháng 5 trở lại đây. Nguyên nhân chủ yếu được bắt nguồn từ sai phạm trong lĩnh vực CK và phát hành trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) liên quan đến một vài DN. Bên cạnh đó là áp lực chính sách tiền tệ thắt chặt từ các ngân hàng trung ương toàn cầu và Việt Nam cũng bị ảnh hưởng.
Kế đến là thời điểm đáo hạn TPDN đến gần trong các đợt phát hành trước đó cùng với lo ngại rủi ro, đã tạo áp lực NĐT đáo hạn TPDN trước hạn gia tăng, diễn biến này đã tác động đến các tổ chức tài chính và các tổ chức phát hành TP.
Và đương nhiên kéo theo sự tắc nghẽn thanh khoản trên thị trường vốn, tác động mạnh lên TTCK. Đã vậy, dòng tiền trên TTCK tiếp tục suy yếu trước xu hướng tăng liên tục của lãi suất tiền gửi, cùng với đó là các NĐT thu hẹp giao dịch nhằm thận trọng quan sát.
Theo CTCK Sài Gòn (SSI), giá trị khớp lệnh bình quân mỗi phiên của sàn HoSE trong tháng 10 chỉ đạt mức 9.200 tỷ đồng, giảm 17% so với mức 11.700 tỷ đồng ở tháng trước. Giá trị giao dịch trong tháng 10 đang thấp hơn đến 48% so với mức bình quân 18.000 tỷ đồng của 10 tháng đầu năm. Nền thanh khoản của năm 2022 trên sàn HoSE cũng đang ở mức thấp so với con số 21.700 tỷ đồng/phiên ở năm 2021.
Việc thanh khoản tiếp tục giảm trước động thái rút vốn của NĐT tổ chức trong nước và khối ngoại. Theo thống kê của CTCK Rồng Việt (VDSC), tổ chức trong nước đã bán ròng mạnh mẽ 7.697 tỷ đồng trong tháng 10, cao gấp đôi so với mức kỷ lục hồi tháng 3. Qua đó, nâng mức bán ròng lũy kế từ đầu năm lên 18.739 tỷ đồng. Tương tự, khối ngoại tiếp tục bán ròng tháng thứ 2 liên tiếp với giá trị 1.190 tỷ đồng. Đáng lo ngại hơn là việc dòng vốn ngoại bắt đầu quay trở lại một số TTCK châu Á, nhưng Việt Nam vẫn chứng kiến thêm một tháng rút ròng 81 triệu USD trong tháng 10 vừa qua.
VN Index giảm mạnh nhất thế giới
VN Index giảm mạnh nhất thế giới
Dưới những tác động tiêu cực kể trên, VN Index trong tháng 10 một lần nữa đã tiếp tục ghi nhận một tháng giao dịch sụt giảm mạnh, khi thị trường mất 9,2% so với tháng trước. Các chỉ số phụ khác thậm chí ghi nhận diễn biến tồi tệ hơn khi VN30, VN Midcap và VN Smallcap giảm lần lượt 10,9%, 11,9% và 15,8%. So sánh với các chỉ số trong khu vực, thì Hang Seng (giảm 15,9%) cùng với VN Index (giảm 9,2%), là 2 chỉ số ghi nhận giảm mạnh nhất trên thế giới. Trong khi các chỉ số CK còn lại đều hồi phục mạnh mẽ sau đợt giảm mạnh tháng 9, như: S&P 500 (tăng 8%), KOSPI (tăng 6,4%), Nikkei 225 (tăng 6,4%) và STOXX 600 (tăng 6,3%).
Theo VDSC, đợt sụt giảm trong tháng 10 đã khiến giá CP rơi về các mức đáy mới so với thời điểm đầu năm 2022. Phân phối lợi nhuận toàn thị trường cũng dịch chuyển sang trái nhiều hơn so với tháng trước, khi 90% mã CP ghi nhận giảm giá và 40% CP đã chiết khấu hơn 15%. Trong số các ngành dựa trên chuẩn Phân ngành toàn cầu (GICS), tất cả các nhóm ngành tiếp tục ghi nhận tháng lỗ thứ 2 liên tiếp.
Cụ thể, 7/10 nhóm ngành giảm hơn VN Index, trong đó vật liệu là ngành bị ảnh hưởng nặng nề nhất với mức giảm lên đến 22,4%.
Cụ thể, 7/10 nhóm ngành giảm hơn VN Index, trong đó vật liệu là ngành bị ảnh hưởng nặng nề nhất với mức giảm lên đến 22,4%.
Trong ngành này, “gã khổng lồ” ngành thép là HPG dẫn đầu đã mất giá với mức giảm hơn 26%. Theo sau là GVR (giảm 25,3%) và HSG (giảm 23%). Tuy nhiên, ngành tài chính (giảm 9,9%) mới là nhóm đóng góp nhiều nhất vào đà giảm điểm của VN Index khi có tỷ trọng vốn hóa lớn. Đơn cử là TCB (giảm 24,3%), VPB (giảm 9,2%), MBB (giảm 11,5%), STB (giảm 21,6%) là các CP tác động tiêu cực nhất của ngành ngân hàng lên chỉ số thị trường.
Thách thức trong điều hành
Thách thức trong điều hành
Dữ liệu vĩ mô tháng 10 mới công bố của Tổng cục Thống kê đã cung cấp cái nhìn rõ ràng hơn, cho thấy Việt Nam không đứng ngoài xu hướng của kinh tế toàn cầu. Có thể thấy được điều này khi cả ngành sản xuất và tiêu dùng đều không còn quá tích cực dưới áp lực lạm phát cũng như tác động từ các yếu tố quốc tế. Bên cạnh đó, biến động trên thị trường tiền tệ, TPDN và tỷ giá khiến rủi ro mất cân bằng vĩ mô cũng được nhắc đến nhiều hơn. Tóm lại, ngành sản xuất gặp nhiều khó khăn bởi sự giảm tốc của kinh tế toàn cầu đã bắt đầu rõ ràng hơn khi các chỉ số về sản xuất, PMI hay xuất khẩu đều giảm tốc trong tháng 10.
Tương tự, số liệu xuất nhập khẩu ước tính trong tháng 10 cũng cho thấy kết quả không quá khả quan. Xuất khẩu tăng chậm nhất kể từ tháng 9-2021, giảm xuống chỉ còn tăng 4,5% so với cùng kỳ. Đặc biệt, nhập khẩu hạ nhiệt cũng là yếu tố đáng lo ngại, cho thấy việc cắt giảm nhập khẩu các mặt hàng trung gian do đơn hàng xuất khẩu yếu đi.
Theo SSI, các biến số vĩ mô trong ngắn và trung hạn (từ 3-6 tháng tới), đang cho thấy những thách thức lớn trong việc điều hành của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước (NHNN), nhằm duy trì một môi trường vĩ mô ổn định và những bước đi chính sách tiếp theo, mang tính chất tiếp tục siết chặt hay hỗ trợ các điều kiện tài chính trên thị trường, cũng sẽ là yếu tố ảnh hưởng tới việc lựa chọn dòng vốn đầu tư vào Việt Nam hay không.
“Tại thời điểm hiện tại, chúng tôi đánh giá kỳ vọng tích cực của TTCK Việt Nam trong dài hạn vẫn tương đối lớn. Do vậy sẽ là yếu tố hỗ trợ xu hướng dòng tiền vào thị trường, ít nhất trong tháng 11. Tuy nhiên, trong trường hợp rủi ro vĩ mô tăng dần, dòng tiền đầu tư sẽ nhanh chóng đảo chiều rút vốn khỏi Việt Nam”- theo báo cáo của SSI.
Biến số rủi ro nhất ở thời điểm hiện tại là điều kiện thanh khoản trên thị trường TPDN, và rủi ro mất thanh khoản của các DN phát hành khi dòng tiền của các DN đang gặp nhiều khó khăn trong bối cảnh doanh thu suy giảm và mặt bằng lãi suất tăng mạnh trong 3 tháng vừa qua. Do vậy, những bước đi chính sách tiếp theo từ phía Chính phủ và NHNN trong việc xử lý và hỗ trợ trên thị trường TPDN là yếu tố được NĐT trong và ngoài nước quan tâm. |