Thị trường dầu đậu nành lo ngại thiếu nguồn cung

(ĐTTCO) - Trên thị trường dầu thực vật, giá dầu đậu nành nằm trong xu hướng tăng liên tục từ năm 2020 đến nay, do tỷ lệ tồn kho ngày càng giảm so với nhu cầu tiêu thụ. 
Tính đến ngày 16-3-2022, giá hợp đồng dầu đậu nành kỳ hạn tháng 5-2022 giao dịch quanh mức 73,6 cent/pound, cao hơn 28,9% so với mức giá 57,1 cent/pound mở cửa đầu năm nay.
Mức giá hiện tại đã tăng 91,2% so với đầu năm 2021, và tăng tới 161% so với mức đáy 28,2 cent/pound hồi năm 2020. Bên cạnh nguyên nhân tỷ lệ tồn kho giảm, giá dầu đậu nành tăng trong 4 tháng vừa qua còn được hỗ trợ bởi sản lượng đậu nành toàn cầu sụt giảm trong niên vụ 2021-2022 gây ra, bởi ảnh hưởng thời tiết bất lợi tại khu vực Nam Mỹ.

Xung đột tạo thêm cú đánh bồi
Các loại dầu cọ, dầu đậu nành, dầu hướng dương có thể được sử dụng thay thế cho nhau, nên yếu tố cung – cầu hoặc xu hướng giá cả của các loại dầu thực vật này sẽ có ảnh hưởng lẫn nhau với mối nành quan thuận. Giá dầu cọ cũng tăng liên tục trong năm nay khi hợp đồng dầu cọ thô kỳ hạn tháng 4-2022 trên sàn MYX (Malaysia), đã lập mức đỉnh 8.034 MYR/tấn vào ngày 2-3-2022, nành ứng tăng 78,6% so với mức 4.498 MYR/tấn mở cửa hồi đầu năm. 
Thị trường dầu đậu nành lo ngại thiếu nguồn cung ảnh 1
Nguyên nhân dầu cọ tăng giá mạnh do Hiệp hội Dầu cọ Indonesia (quốc gia sản xuất và xuất khẩu dầu cọ lớn nhất thế giới), dự báo sản lượng năm 2022 của nước này sẽ sụt giảm 13% so với năm 2021. Không chỉ Indonesia, sản lượng dầu cọ của Malaysia (sản xuất và xuất khẩu lớn thứ 2 thế giới) cũng giảm liên tục trong 2 năm qua do thiếu nhân công lao động và lượng mưa lớn, dẫn tới tồn kho của nước này giảm dần cho đến nay.
Trước tình hình này, Chính phủ Indonesia đã yêu cầu các công ty trong ngành phải giảm 30% lượng xuất khẩu dự tính của dầu cọ thô và dầu cọ thô tinh luyện bắt đầu từ ngày 10-3-2022, tăng so với mức 20% của yêu cầu trước đó, nhằm đảm bảo nguồn cung trong nước.
Thị trường dầu đậu nành lo ngại thiếu nguồn cung ảnh 2
Giá dầu hướng dương cũng liên tục tăng từ đầu năm, và tăng vọt trong những ngày gần đây khi xung đột xảy ra giữa Nga - Ukraine, bởi tổng xuất khẩu của 2 quốc gia này chiếm tới 77,3% thị phần toàn cầu. Mặc dù theo số liệu dự báo mới nhất của Bộ Nông nghiệp Mỹ, sản lượng dầu hướng dương của Ukraine dự kiến tăng 9% so với mùa vụ trước, nhưng chiến sự lại đang diễn ra tại các khu vực gieo trồng hạt giống chính, gây khó khăn trong việc tiếp cận các nguyên liệu đầu vào.
Do đó, sản lượng mùa vụ tiếp theo khả năng cao sẽ sụt giảm do sắp bước vào giai đoạn gieo trồng. Ngoài ra, các cơ sở ép dầu của Ukraine đều nằm gần cảng Biển Đen với tỷ trọng 91% xuất khẩu, nhưng hiện hầu hết đã bị yêu cầu đóng cửa từ ngày 24-2-2022 do chiến sự xảy ra.
Trong khi tình hình thị trường dầu thực vật đang căng thẳng nguồn cung, thì Argentina – quốc gia xuất khẩu khô đậu nành và dầu đậu nành lớn nhất thế giới, lại thông báo ngừng xuất khẩu 2 mặt hàng này. Động thái này làm cho thị trường nông sản đánh giá Argentina không phải là đối tác đáng tin cậy, bởi thông tin giải thích lý do ngừng xuất khẩu vẫn chưa được công bố. Thị trường đang phỏng đoán rằng có khả năng nước này chuẩn bị tăng thuế xuất khẩu khô và dầu đậu nành từ mức 31% ở hiện tại. Nếu vậy dòng chảy xuất khẩu cũng sẽ quay trở lại, nhưng với mức chi phí cao hơn đối với người mua.

Ảnh hưởng cung-cầu và xu hướng giá
Do sản lượng đậu nành (nguyên liệu để ép lấy dầu đậu nành) sụt giảm nghiêm trọng tại các quốc gia Nam Mỹ, dẫn tới giá đậu nành có xu hướng tăng liên tục suốt hơn 4 tháng gần đây. Trong báo cáo mới nhất của Bộ Nông nghiệp Mỹ, sản lượng đậu nành mùa vụ 2021-2022 dự kiến chỉ đạt 353,8 triệu tấn, giảm 3,4% so với mùa vụ trước, trong khi nhu cầu dự kiến tăng với động lực đến từ Trung Quốc.
Thị trường dầu đậu nành lo ngại thiếu nguồn cung ảnh 3
Do sản lượng đậu nành của nước này hàng năm chỉ đáp ứng được 14% nhu cầu tiêu thụ nội địa, nên nhu cầu nhập khẩu của Trung Quốc là rất lớn và chiếm tới 59% thị trường nhập khẩu đậu nành thế giới. Với nhu cầu tăng ổn định, trong bối cảnh nguồn cung sụt giảm làm cho tồn kho cuối vụ giảm tới 11,6% so với cùng kỳ. Do vậy, giá đậu nành tăng dẫn tới giá vốn sản xuất dầu đậu nành tăng, và giá của hai mặt hàng này có mối nành quan thuận cao.
Bên cạnh việc yếu tố đầu vào tăng giá, tồn kho dầu đậu nành còn giảm dần đều trong 3 mùa vụ gần đây. Nếu cuối mùa vụ 2019-2020 tồn kho khoảng 5,18 triệu tấn, sang vụ 2020-2021 mức tồn kho cuối kỳ giảm xuống còn 4,86 triệu tấn, và dự kiến chỉ đạt 3,98 triệu tấn cuối mùa vụ hiện tại. Trong khi nhu cầu tiêu thụ lại liên tục tăng từ mức 57,1 triệu tấn của vụ 2019-2020 đến dự kiến 59,7 triệu tấn của mùa vụ 2021-2022.  Tỷ lệ tồn kho trên nhu cầu tiêu thụ chỉ còn 6,7% so với mức 9,1% của vụ 2019-2020.
Diễn biến tăng giá của thị trường dầu đậu nành trong vài tháng qua đã phản ánh yếu tố thiếu hụt nguồn cung vào trong mức định giá giao dịch mua bán. Hiện tại thị trường đang quan tâm tới nhu cầu có thể suy yếu trong ngắn hạn, do Trung Quốc đối mặt với nguy cơ bùng phát dịch Covid-19 trong thời gian tới.
Do đó, giá dầu đậu nành có thể suy yếu tạm thời do hoạt động chốt lời và điều chỉnh định giá theo nhu cầu. Tuy nhiên, mức giảm giá dự kiến sẽ không nhiều (tùy thuộc vào thời gian kéo dài của dịch bệnh tại Trung Quốc). Tới khi quốc gia này quay trở lại hoạt động kinh tế bình thường, nhu cầu nhập khẩu sẽ tăng trở lại và nguồn cung dự kiến sẽ không đủ đáp ứng. Do đó, mức giá giao dịch vẫn sẽ ở mức nành đối cao trong thời gian dài.

Các tin khác