Thị trường phần mềm: Cam go giành sân nhà

Cam go giành sân nhàThị trường phần mềm Việt Nam được đánh giá rất tiềm năng, song hiện nay chỉ có vài DN tham gia khai thác. Giới chuyên môn cho rằng dồn toàn lực phát triển sản phẩm và có chiến lược phát triển cụ thể, rõ ràng, DN phần mềm sẽ dễ dàng chiếm được thị trường.

Cam go giành sân nhàThị trường phần mềm Việt Nam được đánh giá rất tiềm năng, song hiện nay chỉ có vài DN tham gia khai thác. Giới chuyên môn cho rằng dồn toàn lực phát triển sản phẩm và có chiến lược phát triển cụ thể, rõ ràng, DN phần mềm sẽ dễ dàng chiếm được thị trường.

Vắng bóng phần mềm nội

Theo chiến lược phát triển khoa học và công nghệ giai đoạn 2011 - 2020, Việt Nam sẽ xây dựng hệ thống DN khoa học công nghệ với số lượng từ 3.000-10.000 DN. Theo đó, trong giai đoạn đầu sẽ phát triển các hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) như một nguồn lực sản xuất mới cho nền kinh tế.

Do đó, khi tiếp cận thị trường, nhiều chuyên gia nước ngoài rất tin tưởng về tiềm năng phát triển mạnh mẽ của thị trường CNTT nói chung và thị trường phần mềm nói riêng tại Việt Nam. Các hãng phần mềm nước ngoài nhận định so với các nước khác trong khu vực, Việt Nam đang là thị trường tiêu thụ phần mềm có tốc độ tăng trưởng mạnh.

Yêu cầu đẩy mạnh ứng dụng CNTT vào sản xuất, kinh doanh theo kế hoạch nói trên cộng với nhu cầu mở rộng, tiến sâu vào thị trường thế giới sẽ là cơ sở gia tăng nhu cầu sử dụng phần mềm và giải pháp công nghệ cho các cơ quan nhà nước lẫn DN.

Nhận diện được tiềm năng lớn này, hãng công nghệ lớn trên thế giới đã gia nhập thị trường Việt Nam từ cách nay nhiều năm và gần như chiếm hết thị phần. Thí dụ, về phần mềm diệt virus, trên thị trường đầy ắp những tên tuổi ngoại như Norton Antivirus, Kaspersky, McAfee, Trend Micro, Bit Defender, trong khi chỉ có Bkav là thương hiệu nội địa duy nhất có thể cạnh tranh cùng các sản phẩm này.

Trong cuộc chiến giành thị phần, các nhà cung cấp nước ngoài cũng nhanh chóng củng cố vị thế khi hướng đến những mục tiêu cụ thể. Chẳng hạn Symantec, Trend Micro hướng đến thị trường các dự án của Chính phủ, McAfee chủ yếu có mặt trong hệ thống quản lý của các ngân hàng, còn Kaspersky chiếm đa số với DN nhỏ và vừa (DNNVV).

Cho đến gần đây, thị trường phần mềm nước ta chủ yếu là đích nhắm của những tên tuổi lớn toàn cầu như Oracle, SAP, Microsoft, AutoDesk, Adobe, WinRAR… Tuy nhiên, hiện nay các công ty phần mềm nhỏ nhiều nước trong khu vực cũng bắt đầu “dòm ngó” thị trường Việt Nam.

Thí dụ, đã có 16 DN từ Thái Lan sang Việt Nam tổ chức chuỗi hội thảo, triển lãm sản phẩm để nắm bắt nhu cầu khách hàng. Xu hướng này càng khiến DN Việt Nam phải sớm đặt ra những kế hoạch để giành lại thị phần trên sân nhà.

Kinh nghiệm giành thị phần

Trong chương trình phát triển công nghiệp phần mềm tại Việt Nam, Chính phủ đã nêu rõ các DN phần mềm trong nước phải quan tâm đến thị trường nội địa, phát triển một số phần mềm trọng điểm ứng dụng vào hoạt động quản lý, sản xuất, kinh doanh trong nước để thay thế những phần mềm nhập khẩu từ nước ngoài.

Tuy nhiên, nhiều năm qua đa số DN phần mềm vẫn chủ yếu gia công và làm dịch vụ mà quên đi nhiệm vụ phát triển thị trường trong nước. Đến nay, những sản phẩm được sử dụng trong hệ thống quản lý, sản xuất, kinh doanh của các DN như hệ thống hoạch định nguồn lực, giải pháp quản trị thông minh, quản trị tài nguyên DN, phần mềm lõi ngân hàng, phần mềm quản trị chuỗi cung ứng hay giải pháp quan hệ khách hàng… đa số là phần mềm ngoại.

Theo ông Nguyễn Xuân Hoàng, Tổng giám đốc CTCP Misa, các nhà cung cấp phần mềm nước ngoài tuy chiếm lĩnh thị phần lớn nhưng chỉ cung cấp những sản phẩm ứng dụng chung chứ chưa đáp ứng được những nhu cầu cụ thể cho từng thị trường khác nhau.

Do đó, với lợi thế là DN nội, Misa đã tìm hiểu và phát triển những dòng sản phẩm phù hợp với đặc thù riêng của hoạt động quản lý, sản xuất, kinh doanh trong nước. Misa chọn đối tượng chính là các DNNVV, tập trung tìm hiểu những khó khăn cũng như nhu cầu, ý muốn của họ để phát triển những sản phẩm phù hợp với chất lượng tốt nhất.

Hiện nay, Misa được biết đến như một nhà cung cấp phần mềm kế toán phổ biến trong nước và là một trong những DN được cơ quan quản lý tin tưởng hợp tác trong việc cung cấp phần mềm hóa đơn điện tử cho các DN. Đây là một thành công lớn của thương hiệu phần mềm Việt Nam, qua đó cũng khẳng định năng lực của DN trong nước hoàn toàn có khả năng phát triển mạnh nếu biết dồn toàn lực để phát triển một sản phẩm có chất lượng tốt nhất.

Bên cạnh đó, những DN nội như Naiscorp, Vietmap, Bkis, F-soft… để lại nhiều kinh nghiệm về việc chinh phục thị trường nội địa. Để có được vị thế như hiện nay, họ đã xây dựng những chiến lược phát triển lâu dài.

Ban đầu, các DN này cung cấp các ứng dụng miễn phí nhưng về sau dần dần làm cho người tiêu dùng hiểu được những lợi ích khi mua bản quyền. Tuy có nhiều khó khăn khi chuyển đổi từ miễn phí sang có phí sử dụng nhưng với những dịch vụ tư vấn, hậu mãi, chăm sóc khách hàng tận tình, khách hàng đã bắt đầu quen với việc mua sản phẩm có bản quyền để có được chất lượng cao nhất.

Với sự phục vụ tận tình, họ là những DN đã thành công trong việc giải quyết vướng mắc của nhiều DN phần mềm là thói quen muốn sử dụng phần mềm nhưng không phải trả tiền. 

Các tin khác