Những nỗi lo từ ngoài vào trong
Từ giữa năm 2017 đến nay, chúng ta gặp phải 4 thách thức lớn toàn cầu lẫn trong nước. Thứ nhất, Cục Dự trữ liên bang Hoa Kỳ (FED) tăng lãi suất, gây áp lực lên lãi suất và tỷ giá trong nước, gây ra sự dịch chuyển nguồn vốn trên thị trường tài chính toàn cầu.
Điều này sẽ tác động đến trung hạn trong 2-3 năm. Các chuyên gia kinh tế đánh giá trong thời gian tới, kinh tế thế giới sẽ đi vào suy thoái, và sự sụt giảm của thị trường vốn sẽ tạo ra tác động điều chỉnh cao hơn.
Bộ Tài chính cần tính đến yếu tố thị trường, không nên vì lo rủi ro mà quy định pháp lý quá chặt chẽ không khơi thông được thị trường trái phiếu. Theo đó, cần tăng cường minh bạch mới khơi thông được dòng vốn. Ông Vũ Bằng |
Thứ hai, căng thẳng thương mại Hoa Kỳ - Trung Quốc và chủ nghĩa bảo hộ cũng tác động đến xu hướng toàn cầu hóa, đến chuỗi cung ứng giá trị, làm cho thương mại toàn cầu bị chậm lại. Điều này đặt ra nhiều bài toán chúng ta phải tính đến trong việc hoàn thiện hệ thống tài chính cũng như thị trường vốn của Việt Nam.
Thứ ba, nợ công toàn cầu, nợ công của một số nước kết hợp với biến động tỷ giá và thị trường vốn gần đây, cũng đặt ra thách thức rất lớn có thể dẫn đến sự lây lan sang hệ thống ngân hàng, thị trường vốn và tỷ giá của từng nước.
Thứ tư, các nỗ lực cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước những năm gần đây, cho thấy chúng ta rất quan tâm đến thị trường tài chính và thị trường vốn. Chúng ta đạt kết quả tích cực trong xử lý nợ xấu, kiểm soát nợ công, đổi mới mô hình tăng trưởng, tăng năng suất lao động (đóng góp của yếu tố năng suất tổng hợp vào GDP đã đạt 44%).
Đó là những nỗ lực rất cao để phát triển khu vực tư nhân, cải thiện môi trường đầu tư, tái cấu trúc thị trường vốn, làm cho thế về tài chính và kinh tế có bước phát triển rất tốt. Tuy nhiên, vẫn còn những thách thức rất lớn. Đó là giữa phát triển nhanh của nền kinh tế (khi phải duy trì tăng trưởng kinh tế đến năm 2020 khoảng 6,7-6,8% và sau năm 2020 trên 7%) mới thoát bẫy trung bình. Giữa phát triển nhanh và phát triển bền vững là điều rất khó trong bối cảnh thế giới phức tạp hiện nay.
Ảnh minh họa.
Thứ năm, độ mở kinh tế rất lớn. Xuất nhập khẩu của Việt Nam đạt khoảng 400-450 tỷ USD, danh mục đầu tư chứng khoán lên đến 38 tỷ USD, dự trữ ngoại tệ khoảng 63 tỷ USD, mới đáp ứng được mức tối thiểu, trong khi khả năng chống chịu còn yếu.
Bên cạnh đó, chúng ta vẫn phải sử dụng công cụ tài chính, như trần lãi suất hay sử dụng các điều kiện, biện pháp kiểm soát đã gây khó khăn cho điều hành. Rồi những vấn đề của ngân hàng 0 đồng, nợ xấu… là thách thức Chính phủ đã nhìn nhận và quyết tâm cải cách.
Tái cơ cấu TTCK, quản trị doanh nghiệp
Đối với thị trường chứng khoán (TTCK), phương châm chung là tái cấu trúc kết hợp giữa phát triển chiều rộng với chiều sâu, giữa phát triển nhanh với bền vững. Những vế này bổ sung cho nhau và nền kinh tế đòi hỏi cả 2 yêu cầu này, nhưng buộc phải tôn trọng các quy luật và nguyên tắc thị trường.
Tái cơ cấu TTCK, quản trị doanh nghiệp
Đối với thị trường chứng khoán (TTCK), phương châm chung là tái cấu trúc kết hợp giữa phát triển chiều rộng với chiều sâu, giữa phát triển nhanh với bền vững. Những vế này bổ sung cho nhau và nền kinh tế đòi hỏi cả 2 yêu cầu này, nhưng buộc phải tôn trọng các quy luật và nguyên tắc thị trường.
Các giải pháp hành chính đưa ra nhằm giảm thiểu rủi ro, nhưng thiên về quản lý quá sẽ bóp nghẹt thị trường, cản trở khơi thông dòng vốn cho tăng trưởng. Tất nhiên, nói thì dễ vì trong quá trình hành động, các cơ quan quản lý thường hay bị rơi vào kiểu quá ngại, quá lo cho quản lý. Đây là điều hết sức lưu ý, nếu không khơi thông nguồn vốn phát triển doanh nghiệp, phát triển kinh tế tư nhân, chúng ta sẽ chậm chân và rơi vào chu kỳ đi xuống của thế giới.
Tái cấu trúc thị trường vốn trong tổng thể tái cấu trúc thị trường tài chính, cần phải mở rộng quy mô thị trường vốn để bớt rủi ro cho hệ thống ngân hàng, bớt đẩy lạm phát lên cao. Có rất nhiều giải pháp, như Chính phủ đang thúc đẩy cổ phần hóa gắn với niêm yết trên TTCK.
Song cần phải mạnh dạn hơn nữa trong việc giảm tỷ lệ sở hữu của nhà nước trong doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp đã niêm yết, để cải thiện quản trị và để giá CP thực sự thị trường. Đó là những yêu cầu để mở rộng hơn nữa thị trường CP.
Trong văn hóa Việt Nam, người dân, doanh nghiệp thường gửi tiết kiệm và đi vay nhiều hơn là đầu tư CP hay huy động vốn trên TTCK. Vì vậy, cần mở rộng thị trường trái phiếu với nhiều phân khúc, từ CP công chúng, CP riêng lẻ, đến chuyển đổi có tài sản đảm bảo.
Việc tiếp theo của tái cấu trúc các hệ thống thị trường là sớm thúc đẩy hợp nhất 2 sở giao dịch chứng khoán, sớm cổ phần hóa các sở. Bởi lẽ trước đó chúng ta đã đề ra lộ trình đến năm 2020 tính toán việc cổ phần hóa nhưng nay hợp nhất vẫn chưa xong. Vì thế, việc tăng cường quản trị thông qua là vấn đề rất quan trọng hiện nay.
Chúng ta đã có những tổ chức đào tạo về vấn đề này và cơ quan quản lý cần có biện pháp khuyến khích lẫn cưỡng chế, để các doanh nghiệp áp dụng tiêu chuẩn về quản trị công ty trên sở giao dịch chứng khoán. Bài học từ những ngân hàng 0 đồng cho thấy, dù thành viên quản trị không đứng tên nhưng quyền lực rất lớn, gây thất thoát làm sụp đổ các tổ chức này.