Hàng nhái không hề giảm
Trong một buổi tọa đàm cách đây không lâu, nhà sáng lập Công ty Giấy Sài Gòn, ông Cao Tiến Vị đã bức xúc khi nói về việc hàng giả, hàng nhái, xâm phạm quyền SHTT đang diễn ra ngày càng phổ biến. Giấy Sài Gòn hình thành được 20 năm nhưng có đến 15 năm phải đi theo cuộc chiến này và chưa biết khi nào kết thúc.
Việc DN chưa quan tâm đến đăng ký bảo hộ quyền SHTT do ngại tốn chi phí, trong khi nhiều vụ việc xâm phạm quyền SHTT diễn ra nhưng chưa đụng tới chính DN của mình nên chưa mặn mà. LS. Bùi Quang Tín |
Nhiều thương hiệu Việt có tiếng khác cũng đau đầu với vấn nạn này như thương hiệu nón Sơn hay may Việt Tiến. Theo thông tin từ Tập đoàn Dệt may Việt Nam, nhãn hiệu của các đơn vị thành viên bị làm giả rất nhiều trên thị trường, đặc biệt là sản phẩm của May 10, Việt Tiến, Đức Giang. Trong đó 50% sản phẩm Việt Tiến trên thị trường là hàng nhái. Thậm chí ngay cả một startup cũng bị xâm phạm quyền SHTT, như PHINN café của anh Phạm Lê Tấn Nghĩa đã bị một DN lớn trong ngành cà phê xâm phạm nhãn hiệu.
Điều đáng nói, vẫn còn rất nhiều DN thờ ơ trước vấn nạn xâm phạm quyền SHTT. Thí dụ, trong số 30 dự án được xét duyệt thành công của chương trình Speedup 2017 (chương trình hỗ trợ đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp) chỉ có 20% dự án nộp đơn đăng ký bảo hộ quyền SHTT.
Theo Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam, đến cuối năm 2017 nơi đây đã tiếp nhận 93.614 đơn các loại, trong đó có 53.894 đơn đăng ký xác lập quyền sở hữu công nghiệp (tăng 4% so với cùng kỳ năm 2016); thực hiện xử lý được 75.683 đơn các loại; trong đó, có 36.901 xác lập quyền sở hữu công nghiệp (tăng 4,8% so với năm 2016) và cấp 25.744 văn bằng bảo hộ sở hữu công nghiệp các loại. Những con số này vẫn còn hết sức khiêm tốn.

Đừng chờ tới chân mới nhảy
Theo ông Phạm Hồng Quất, Cục trưởng Cục Phát triển thị trường và DN Bộ KH-CN, để xử lý hành vi xâm phạm quyền SHTT, DN phải đăng ký bảo hộ quyền SHTT sản phẩm của mình. Nếu chưa đăng ký khi xảy ra vấn đề các chi phí DN phải chi ra để dành lại thương hiệu của mình rất cao.
Theo ông Phạm Hồng Quất, Cục trưởng Cục Phát triển thị trường và DN Bộ KH-CN, để xử lý hành vi xâm phạm quyền SHTT, DN phải đăng ký bảo hộ quyền SHTT sản phẩm của mình. Nếu chưa đăng ký khi xảy ra vấn đề các chi phí DN phải chi ra để dành lại thương hiệu của mình rất cao.
Đó là chưa kể đến hậu quả sau khi giải quyết các vụ tranh chấp này, DN dù lấy lại được quyền SHTT nhưng uy tín trong mắt khách hàng và đối tác cũng bị ảnh hưởng. Đối với startup, việc thờ ơ với quyền SHTT có thể khiến họ khó gọi vốn đầu tư từ các quỹ hay nhà đầu tư.
Về tranh chấp việc xâm hại quyền SHTT, một kênh được DN quan tâm là trọng tài thương mại. Theo LS. Bùi Quang Tín khi thông qua trọng tài thương mại có ưu điểm là chuyên môn của các trọng tài viên rất sâu, nên có thể trao đổi sát vấn đề với các bên liên quan.
Ngoài ra khi qua trọng tài thương mại thủ tục tố tụng làm rất nhanh, ngay sau khi trọng tài thương mại giải quyết một vụ việc có hiệu lực ngay không phải đợi sơ thẩm, phúc thẩm… giúp tiết kiệm thời gian và chi phí cho DN. Ngoài ra trọng tài cũng thực hiện bảo mật thông tin nhờ đó các bên có thể đảm bảo được uy tín của mình trên thương trường.
Đăng ký cũng khó tránh việc xâm phạm nhưng không đăng ký lại chịu nhiều hậu quả nặng nề hơn. Vậy với các DN nhỏ, siêu nhỏ có kênh tư vấn nào miễn phí hoặc chi phí hợp lý về vấn đề này hay không. Hiện nay tại một số cơ quan quản lý nhà nước, các đoàn luật sư thường có bộ phận tư vấn pháp luật miễn phí cho DN và người dân.
Các DN nhỏ có thể thông qua những bộ phận này để nắm rõ thông tin, từ đó có sự chuẩn bị chu đáo cho mình. Ngoài ra, để tiết kiệm thời gian đi lại DN có thể sử dụng những app tư vấn pháp lý với chi phí hợp lý.