Ma trận chuyển nhượng
Ngày 31-8, Thanh tra UBCKNN đã ban hành Quyết định 725/QĐ-XPVPHC và 724/QĐ-XPVPHC về việc xử phạt vi phạm hành chính đối với DFJ và ông Nguyễn Ảnh Nhượng Tống, Chủ tịch HĐQT YEG.
Ngày 31-8, Thanh tra UBCKNN đã ban hành Quyết định 725/QĐ-XPVPHC và 724/QĐ-XPVPHC về việc xử phạt vi phạm hành chính đối với DFJ và ông Nguyễn Ảnh Nhượng Tống, Chủ tịch HĐQT YEG.
Theo đó, Thanh tra UBCKNN phạt tiền 130 triệu đồng đối với DFJ với hành vi không báo cáo về việc dự kiến giao dịch. Cụ thể, ngày 18-5, DFJ và tổ chức có liên quan với ông Hoàng Đức Trung, thành viên HĐQT của YEG đã chuyển nhượng 7,82 triệu cổ phần YEG cho ông Tống, nhưng không báo cáo UBCKNN về việc dự kiến giao dịch. Tương tự, với hành vi không báo cáo về việc dự kiến giao dịch chuyển nhượng số cổ phần trên, ông Tống bị phạt tiền 65 triệu đồng.
Sau khi nhận quyết định xử phạt của Thanh tra UBCKNN, HĐQT của YEG đã có ý kiến giải trình về sai phạm này. Theo giải trình của YEG, ngày 18-7, DFJ đã thực hiện bán 7,82 triệu cổ phần YEG cho ông Tống. Sau khi nhận được số cổ phần này, ông Tống đã bán lại cho 6 NĐT cá nhân khác.
Thực chất của giao dịch này là DFJ sẽ bán 7,82 triệu cổ phần YEG cho 6 NĐTNN, giao dịch được thỏa thuận là sẽ tiến hành vào phiên thứ 2 sau khi YEG niêm yết, với giá 300.000 đồng/CP. Tuy nhiên, theo quy định, do DFJ là cổ đông nội bộ không thể bán trực tiếp cho 6 NĐTNN, nên phải chuyển nhượng qua trung gian là ông Tống.
Ngay sau khi các cá nhân này mua 7,82 triệu cổ phần YEG với giá thỏa thuận 300.000 đồng/cổ phần, thì DFJ sẽ mua số cổ phần mới bằng 50% lượng cổ phần trên (tương đương 3,91 triệu cổ phần), do YEG phát hành riêng lẻ với giá bán bằng với giá NĐT đã mua vào ở giao dịch trước đó 300.000 đồng/CP.
Hiện YEG đã hoàn thành việc phát hành riêng lẻ 3,9 triệu CP như cam kết với NĐT và được chấp thuận nâng tỷ lệ sở hữu của NĐTNN lên 100%. Trong toàn bộ quá trình nói trên, ngoại trừ việc DFJ thoái vốn ròng, các cổ đông nội bộ của YEG hoàn toàn chưa bán CP và tuân thủ các cam kết nắm giữ như quy định pháp luật hiện hành. Thương vụ này giúp YEG thu về hơn 1.147 tỷ đồng (sau khi trừ các chi phí).
Theo ông Tống, quá trình thỏa thuận đàm phán này diễn ra trước ngày YEG lên sàn niêm yết và do sơ suất nên cổ đông không công bố thông tin. Đây là thời điểm doanh nghiệp vừa được chấp thuận hồ sơ đăng ký công ty đại chúng.
Giải trình khó chấp nhận
Ý kiến giải trình cho rằng DFJ sai sót trong việc công bố thông tin đã không nhận được sự thỏa mãn từ các cổ đông, bởi VinaCapital là quỹ đầu tư có thâm niên, nếu không muốn nói là “ma mãnh” trên TTCK, nên không thể mắc lỗi sơ đẳng như vậy. Có thể lấy dẫn chứng từ thương vụ đầu tư 32,5 triệu USD của quỹ đầu tư này vào CTCP Ba Huân.
Giải trình khó chấp nhận
Ý kiến giải trình cho rằng DFJ sai sót trong việc công bố thông tin đã không nhận được sự thỏa mãn từ các cổ đông, bởi VinaCapital là quỹ đầu tư có thâm niên, nếu không muốn nói là “ma mãnh” trên TTCK, nên không thể mắc lỗi sơ đẳng như vậy. Có thể lấy dẫn chứng từ thương vụ đầu tư 32,5 triệu USD của quỹ đầu tư này vào CTCP Ba Huân.
Để đi đến quyết định đầu tư vào Ba Huân, VinaCapital đã thương lượng và soạn thảo các văn bản đầu tư, từ lần gặp gỡ đầu tiên và thời gian chuẩn bị việc ký kết biên bản ghi nhớ, cho đến khi ký kết các hợp đồng chính thức kéo dài hơn 6 tháng. Sự chặt chẽ trong hợp đồng và từng câu chữ đã khiến cho bà Phạm Thị Huân, Chủ tịch HĐQT Ba Huân phải cầu cứu lên Thủ tướng đề nghị hỗ trợ chấm dứt thương vụ đầu tư do lo ngại Ba Huân bị VinaCapital thâu tóm.
Trước thương vụ đầu tư vào Ba Huân, VinaCapital bị giới đầu tư nghi ngờ với thương vụ đầu tư vào Bệnh viện Hoàn Mỹ. Bác sĩ Nguyễn Hữu Tùng, người sáng lập và điều hành Hoàn Mỹ, đã phải ngậm ngùi chia tay đứa con của mình và thừa nhận rằng không nghiên cứu kỹ trước khi nhận vốn từ quỹ đầu tư, nên đã không hiểu hết điều kiện mà quỹ đưa ra, khiến 2 bên có những mâu thuẫn không thể hàn gắn trong quá trình quản trị và điều hành. Trước đó, ông Tùng chỉ nghĩ rằng quỹ đầu tư rót vốn vào Hoàn Mỹ để lời cùng hưởng, lỗ cùng chịu, nhưng thực tế không phải như vậy.
Chính vì vậy, giới đầu tư cho rằng việc UBCKNN đưa mức phạt tiền này được cho là quá nhẹ so với hành vi vi phạm, bởi thực chất của thương vụ này là hoạt động giao dịch nội gián chứ không đơn thuần là hoạt động mua bán chui cổ phần. Thực tế, tại thời điểm YEG lên sàn, vẫn có nhiều CTCK khuyến nghị NĐT mua vào khi YEG ở trên đỉnh cao chót vót 300.000 đồng/CP.
Thế nhưng, sau khi vượt mốc 340.000 đồng/CP, YEG liên tục lao dốc và có thời điểm CP này rơi xuống mức 181.000 đồng/CP. Mức sụt giảm này không chỉ khiến cho cổ đông nhỏ bị thiệt hại, mà ngay cả tổ chức nước ngoài là Macquarie Bank Limited (Australia) đã phải bán cắt lỗ hơn 8,1 tỷ đồng chỉ sau 1 tháng đầu tư vào YEG (mua vào thời điểm YEG lên 300.000 đồng/CP).
Trước khi thành lập YEG (năm 2006), ông Nguyễn Ảnh Nhượng Tống từng là diễn viên điện ảnh và người mẫu thời trang. Thời điểm YEG giao dịch ở mức giá 300.000 đồng/CP, lượng CP YEG mà ông Tống nắm giữ có giá trị lên đến 2.226 tỷ đồng. |