Vấn đề đặt ra là nên ứng xử như thế nào trước sự xuất hiện của đồng tiền này: cấm lưu hành hay hỗ trợ đưa vào vòng kiểm soát? Với người tiêu dùng và nhà đầu tư, liệu việc tích trữ, đầu tư bằng các loại tiền này có an toàn?
Cùng với sự phổ biến của internet ngày nay, các hoạt động thương mại điện tử ngày càng phát triển đã thúc đẩy nhu cầu ngày càng cao về các loại tiền kỹ thuật số (digital currency). Trong xu hướng đó, tiền ảo xuất hiện để đáp ứng nhu cầu về một phương thức giao dịch nhanh chóng, ít tốn kém.
Cùng với sự phổ biến của internet ngày nay, các hoạt động thương mại điện tử ngày càng phát triển đã thúc đẩy nhu cầu ngày càng cao về các loại tiền kỹ thuật số (digital currency). Trong xu hướng đó, tiền ảo xuất hiện để đáp ứng nhu cầu về một phương thức giao dịch nhanh chóng, ít tốn kém.
Đa dạng tiền ảo
Theo các nhà nghiên cứu, để định giá tiền ảo hay bất kỳ loại tiền nào, đều phải dựa vào 3 yếu tố: (1) Việc sử dụng đồng tiền đó cho các giao dịch trong thực tế. (2) Quyết định của các nhà đầu tư trong việc có mua đồng tiền đó nữa hay không. (3) Những nhân tố ảnh hưởng đến việc người tiêu dùng lựa chọn đồng tiền đó và khả năng chấp nhận đồng tiền đó của các thương nhân. |
Hiện nay, có 2 loại tiền kỹ thuật số là tiền điện tử (e-currency) và tiền ảo (virtual currency). Theo đó, tiền ảo có thể giao dịch trong thương mại điện tử và có các chức năng của tiền tệ, như dùng làm phương tiện trao đổi, hay để tích lũy giá trị. Tuy nhiên, nó không được phát hành hay bảo đảm bởi bất kỳ cơ quan pháp lý nào. Nó có những chức năng nói trên chỉ nhờ sự đồng thuận trong cộng đồng người sử dụng nó.
Trong khi đó, tiền điện tử là tiền thực (tiền giấy, tiền xu) đã được số hóa, tức tiền ở dạng những bit số. Thí dụ, tiền trong các tài khoản ngân hàng trực tuyến, thẻ tín dụng, thẻ ATM... chính là tiền điện tử. Nếu giá trị của tiền giấy được đảm bảo bởi chính phủ phát hành, đối với tiền điện tử, giá trị của nó được tổ chức phát hành (các ngân hàng, tổ chức phát hành thẻ) đảm bảo bằng việc cam kết sẽ chuyển đổi tiền điện tử sang tiền giấy theo yêu cầu của người sở hữu.
Trong tiền ảo, cũng chia làm nhiều loại tùy theo cách đánh giá. Nếu dựa trên đặc điểm có thể chuyển đổi thành tiền thực hay không, người ta sẽ chia thành 2 loại, gồm tiền ảo có thể chuyển đổi (convertible), hay còn gọi tiền ảo mở (open); tiền ảo không thể chuyển đổi (non-convertible), hay tiền ảo đóng (closed).
Trong tiền ảo, cũng chia làm nhiều loại tùy theo cách đánh giá. Nếu dựa trên đặc điểm có thể chuyển đổi thành tiền thực hay không, người ta sẽ chia thành 2 loại, gồm tiền ảo có thể chuyển đổi (convertible), hay còn gọi tiền ảo mở (open); tiền ảo không thể chuyển đổi (non-convertible), hay tiền ảo đóng (closed).
Tiền ảo có thể chuyển đổi là các loại tiền ảo có giá trị quy đổi tương ứng với một giá trị tiền giấy nhất định và có thể chuyển đổi qua lại với tiền giấy. Về tiền ảo loại này gồm có Bitcoin, Onecoin, e-Gold, Liberty Reserve, Second Life Linden Dollars, WebMone...
Tiền ảo không thể chuyển đổi là các loại tiền ảo chỉ sử dụng trong một tên miền cụ thể, như tiền ở trong các game trực tuyến. Các nhà quản lý tiền ảo đóng không cho phép đổi loại tiền ảo này thành tiền thật, và dĩ nhiên cũng không niêm yết giá trị tương ứng của nó với tiền thật. Tuy nhiên, trong thực tế, có những “bên thứ 3” cung cấp dịch vụ mua bán tiền ảo biến nó thành tiền có thể quy đổi.
Do đó, người ta thường phân loại tiền ảo dựa vào mức độ tập trung. Khi đó, tiền ảo cũng được chia thành 2 loại: Tập trung và phi tập trung hay phân quyền. Tiền ảo tập trung là tiền ảo chỉ có 1 nhà phát hành với các quyền hạn tối cao, như quy định cách sử dụng của tiền ảo; duy trì sổ cái trung tâm và có thể chấm dứt việc lưu thông nó. Tỷ giá của loại tiền ảo này có thể được thả nổi theo nhu cầu thị trường, hoặc bị nhà phát hành cố định với một loại tiền nhất định.
Hiện nay, phần lớn giao dịch tiền ảo trên thế giới liên quan đến các loại tiền ảo tập trung, như “Linden dollar” trong Second Life, PerfectMoney, “WM unit” của WebMoney và “gold” trong trò chơi World of Warcraft... Tiền ảo phân quyền là các loại tiền ảo được phân phối ngang hàng, mã nguồn mở và không có cơ quan quản lý tập trung, không có sự giám sát tập trung, thí dụ Bitcoin, LiteCoin, Ripple...
Lợi và hại?
Như đã đề cập ở trên, tiền ảo được ưa chuộng do hội tụ nhiều đặc điểm vượt trội so với tiền thật. Thứ nhất là tính bảo mật, an toàn. Khi thực hiện một giao dịch tiền ảo như Bitcoin, người dùng không bị buộc phải khai báo danh tính giống như việc giao dịch bằng tiền điện tử (ở điểm này nó giống giao dịch tiền mặt). Vì vậy, nếu người dùng không tự nguyện công khai giao dịch, giao dịch của họ hầu như được bảo mật tuyệt đối.
Như đã đề cập ở trên, tiền ảo được ưa chuộng do hội tụ nhiều đặc điểm vượt trội so với tiền thật. Thứ nhất là tính bảo mật, an toàn. Khi thực hiện một giao dịch tiền ảo như Bitcoin, người dùng không bị buộc phải khai báo danh tính giống như việc giao dịch bằng tiền điện tử (ở điểm này nó giống giao dịch tiền mặt). Vì vậy, nếu người dùng không tự nguyện công khai giao dịch, giao dịch của họ hầu như được bảo mật tuyệt đối.
Thứ hai, không có sự can thiệp của bên thứ 3 (đối với các loại tiền phi tập trung). Khi giao dịch tiền ảo, người dùng không sợ sự can thiệp từ bên thứ 3 như các chính phủ, ngân hàng hay tổ chức phát hành thẻ. Họ hoàn toàn không lo lắng tài khoản bị đóng băng giống như tài khoản ngân hàng. Nói cách khác, người dùng tiền ảo có thể tự do giao dịch hơn hẳn các loại tiền giấy và tiền điện tử.
Thứ 3, chi phí giao dịch cực kỳ thấp. Vì bên thứ 3 không thể xác định, truy vết hay can thiệp vào giao dịch của các loại tiền ảo như Bitcoin, nên các giao dịch này hầu như không thể bị đánh thuế. Điều này, cộng với việc không phải in ấn, cất trữ trong kho và đưa vào lưu thông, đã giúp giảm rất nhiều chi phí nên việc giao dịch tiền ảo rẻ hơn nhiều so với giao dịch tiền điện tử thông qua thẻ ngân hàng hoặc các loại thẻ tín dụng. Ngoài ra, tiền ảo là đồng tiền toàn cầu và không chịu sự can thiệp của các chính phủ hay các định chế, nên chi phí giao dịch của nó càng rẻ hơn.
Thứ 4, các giao dịch tiền ảo được thực hiện nhanh chóng ở bất kỳ đâu, miễn là có kết nối internet. Điều này rất hấp dẫn đối với người thường xuyên đi du lịch hoặc hay công tác ở nước ngoài, vì họ không cần phải chuyển đổi từ đồng tiền của quốc gia mình sang tiền của quốc gia sở tại.
Tuy nhiên, tiền ảo cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Thứ nhất, vì tính bảo mật cao và không thể xác định người dùng nên tiền ảo có thể được sử dụng cho các mục đích trốn thuế, rửa tiền và những giao dịch tội phạm khác. Đây là điều đang khiến chính phủ các nước rất đau đầu và có xu hướng bài xích tiền ảo.
Tuy nhiên, tiền ảo cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Thứ nhất, vì tính bảo mật cao và không thể xác định người dùng nên tiền ảo có thể được sử dụng cho các mục đích trốn thuế, rửa tiền và những giao dịch tội phạm khác. Đây là điều đang khiến chính phủ các nước rất đau đầu và có xu hướng bài xích tiền ảo.
Thứ 2, an ninh mạng. Vì là tiền kỹ thuật số nên luôn tiềm ẩn nguy cơ bị tấn công tin tặc. Trong thực tế, đã có một số sàn giao dịch tiền ảo bị phá sản do bị tin tặc tấn công và cuỗm sạch tiền.
Thứ 3, nếu là tiền ảo đóng hoặc tiền ảo tập trung, nguy cơ lừa đảo là khá lớn. Khi quyền “sinh sát” của đồng tiền tập trung vào một công ty/cá nhân duy nhất, rủi ro công ty/cá nhân này lừa đảo hoặc phá sản là khá cao, khi đó những người dùng loại tiền ảo do họ phát hành coi như mất trắng.
(Còn tiếp)
(Còn tiếp)