Tiếp thị ngược

Để cứu loài tê giác đang bị hủy diệt, các nhà nghiên cứu đề xuất những chiến dịch “tiếp thị ngược”, hòng khiến người mua sừng tê giác, mà phần lớn là giới siêu giàu ở Việt Nam, không muốn mua sản phẩm này nữa.

Để cứu loài tê giác đang bị hủy diệt, các nhà nghiên cứu đề xuất những chiến dịch “tiếp thị ngược”, hòng khiến người mua sừng tê giác, mà phần lớn là giới siêu giàu ở Việt Nam, không muốn mua sản phẩm này nữa.

Nam Phi là nhà của 83% tê giác ở châu Phi và 73% tê giác toàn cầu, nhưng đang hứng chịu một cuộc khủng hoảng săn trộm kể từ năm 2008. Năm 2012 có 668 con tê giác bị giết chết để lấy sừng, năm 2013 ước tính sẽ còn tệ hơn. Và không chỉ có Nam Phi, nạn săn trộm tê giác hiện diễn ra ngày càng phổ biến ở khắp lục địa đen, theo Save the Rhino, một tổ chức bảo tồn tê giác.

Những con số này cho thấy một lệnh cấm quốc tế về việc săn bắn và buôn sừng tê giác vẫn chưa đủ để cứu lấy loài động vật quý hiếm này. Thậm chí, trong trường hợp của tê giác, lệnh cấm đó còn khiến tình hình tệ hơn. Bởi, nhu cầu quá cao trong khi việc buôn bán bị cấm sẽ dẫn đến hậu quả là sừng tê giác càng đắt đỏ, khiến bọn săn lậu càng tham lam và sẵn sàng đổ máu.

Người ta còn nói rằng việc cấm buôn bán sừng tê càng làm giàu thêm cho Shabaab, một tổ chức khủng bố, vì buôn lậu sừng tê giác là nguồn thu nhập chính của tổ chức này. Đây là tổ chức gần đây đã tấn công khủng bố vào cổng Tây của khu trung tâm mua sắm ở Nairobi.

Vì vậy, trong khi không thể ngăn chặn hành vi mua bán bất hợp pháp này bằng lệnh cấm, các nhà kinh tế cho rằng cách tốt hơn là làm tràn ngập thị trường với nguồn cung cấp hợp pháp. Nhưng vấn đề là tê giác phát triển rất chậm, nên để thu hoạch sừng phải mất rất nhiều năm, khiến việc làm tràn ngập thị trường bằng sừng tê giác hợp pháp hầu như không thể, ít nhất cho đến khi các nhà khoa học tìm được cách để sừng tê giác phát triển nhanh hơn.

Vì vậy, các nhà bảo tồn đưa ra một biện pháp thay thế, gọi nôm na là “giảm nhu cầu”. Nói cách khác, bằng cách nào đó những người yêu tê giác phải thuyết phục người mua để họ không muốn mua sừng tê giác nữa.

Một con tê giác bị mất sừng.

Một con tê giác bị mất sừng.

Để làm được điều này, trước tiên phải xác định được ai là người mua, và tại sao họ lại muốn mua sừng tê giác. TRAFFIC, một tổ chức chuyên theo dõi các hoạt động mua bán động vật hoang dã, đã thực hiện nhiều cuộc nghiên cứu, khảo sát và cuối cùng tìm ra khách hàng chính của những tay buôn sừng tê giác.

Đó là giới nhà giàu ở Việt Nam, bao gồm các doanh nhân, các ngôi sao giải trí và cả các quan chức chính phủ. Tổ chức này cũng cho biết những người này không hề nghĩ rằng chính họ đã góp phần quan trọng vào nạn hủy diệt đàn tê giác ở Nam Phi, thậm chí đang đóng góp ngân sách lớn cho những tay khủng bố ở Kenya.

TRAFFIC cho biết sừng tê giác ở Việt Nam chủ yếu được mua để làm quà tặng cho gia đình, đồng nghiệp hoặc quan chức. Người mua nghĩ rằng nó khẳng định vị thế xã hội của họ và sừng tê giác tốt cho sức khỏe, có thể giải độc cho cơ thể và do đó có thể chữa bách bệnh, từ khó ở đến những bệnh nan y.

Trong một số cuộc hội họp, sừng tê giác đôi khi được nghiền thành bột, trộn với nước để uống, dù các nhà khoa học cho biết sừng tê cũng cấu tạo bằng chất sừng giống như móng tay, móng chân hoặc sừng trâu, sừng bò, chẳng có gì đặc biệt.

Vậy làm thế nào để giới siêu giàu tại Việt Nam không còn muốn mua sừng tê giác nữa? Tờ Economist (Anh) cho rằng cách tốt nhất là tuyên truyền sự thật về dược tính của sừng tê giác, và các chính phủ phải cương quyết trấn áp việc sử dụng các sản phẩm này. Ở Hàn Quốc, nhu cầu đã giảm sau khi chính phủ loại bỏ sừng tê giác ra khỏi danh sách các chính dược.

Tại Đài Loan, Bộ Y tế đã thử nghiệm lâm sàng hiệu quả của sừng tê giác và kết luận nó hoàn toàn không có giá trị sử dụng. Và ở Yemen, một chiến dịch tuyên truyền ý thức cộng đồng, kết hợp với tình hình khó khăn kinh tế, đã hoàn toàn loại bỏ hoạt động mua bán sừng tê giác.

Một số việc đang được triển khai:Loan truyền những tin đồn gây sợ hãi, hoang mang đối với việc sử dụng sừng tê giác; tiêm thuốc độc vào sừng tê giác khiến người dùng nó sẽ mắc bệnh nghiêm trọng. 

Các tin khác