Kỷ niệm Ngày Doanh nhân Việt Nam 13-10

Tìm đường vượt khó

Cho đến nay, kinh tế - xã hội nước ta vẫn đứng trước nhiều khó khăn, thách thức. Điều này đồng nghĩa với sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp (DN) đang phải đối mặt với tình trạng chi phí đầu vào tăng, lãi suất cao, hàng tồn kho lớn. Nhân Ngày Doanh nhân Việt Nam 13-10, ĐTTC giới thiệu ý kiến của các doanh nhân: Làm gì để vượt khó?

Cho đến nay, kinh tế - xã hội nước ta vẫn đứng trước nhiều khó khăn, thách thức. Điều này đồng nghĩa với sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp (DN) đang phải đối mặt với tình trạng chi phí đầu vào tăng, lãi suất cao, hàng tồn kho lớn. Nhân Ngày Doanh nhân Việt Nam 13-10, ĐTTC giới thiệu ý kiến của các doanh nhân: Làm gì để vượt khó?

Ông DƯƠNG QUỐC THÁI, TGĐ CTCP Bao bì nhựa Sài Gòn

Gần đây, tuy đã có chính sách giảm lãi suất nhưng thực sự DN rất khó tiếp cận nguồn vốn vay, vì các ngân hàng chỉ giảm lãi suất đối với những hợp đồng mới, không giảm lãi suất các hợp đồng cũ, việc xét ký hợp đồng vay mới không rộng cửa, do vậy rất nhiều DN tiếp tục thiếu vốn sản xuất.

Song song đó, do ảnh hưởng của lạm phát, khách hàng cũng bắt đầu giảm chi, buộc DN phải hạ giá bán sản phẩm. Từ đó, lại xuất hiện tình trạng nhiều DN chấp nhận lỗ miễn bán được hàng, gây ảnh hưởng chung đến cộng đồng DN.

Với DN xuất khẩu, việc tăng tỷ giá là một tín hiệu đáng mừng, nhưng các nước nhập khẩu lại đưa ra các đạo luật, tiêu chuẩn kiểm soát hàng hóa để đánh thuế hoặc ngăn chặn, nhằm hạn chế hàng Việt Nam thâm nhập các thị trường.

Trong tình thế này, doanh nhân Việt Nam phải tỏ ra bản lĩnh, năng động, sáng tạo cải tiến, đổi mới quy trình sản xuất - kinh doanh, tăng năng suất lao động… Tuy mỗi người một cách làm nhưng đã thể hiện được tinh thần vượt khó.

Theo tôi, dù tình hình chung chưa được sáng sủa nhưng doanh nhân Việt Nam nên “giữ lửa” để đứng vững trong giai đoạn khó khăn. Đừng để “bóng ma” lạm phát và những khó khăn khác ám ảnh, cần phải tỉnh táo nhận thấy hoàn cảnh đầy khó khăn và thách thức này cũng đang mở ra những cơ hội cần nhanh chóng nắm bắt.

Ông PHẠM QUANG VŨ, TGĐ CTCP Vinacafé Biên Hòa

Năm 2011, tất cả các yếu tố đầu vào từ nguyên liệu, lãi suất ngân hàng, tỷ giá, giá vàng đều tăng. Tất cả đã ảnh hưởng lớn đến sản xuất và tiêu thụ sản phẩm như giá bán, phát triển thị trường.

Tuy vậy, do chủ động đón đầu và lường trước những khó khăn, Vinacafé Biên Hòa thực hiện đúng kế hoạch chiến lược dựa trên sự “chẩn đoán” về những thách thức sẽ xảy ra; hợp lý hóa tối đa quy trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm; liên kết với các nhà phân phối để đưa sản phẩm trực tiếp đến người tiêu dùng, hạn chế các chi phí trung gian.

Đồng thời thực hiện tiết kiệm, tiết giảm những chi phí không cần thiết.  Thận trọng trong việc mở rộng phạm vi sản xuất, tuyển dụng. Quan hệ tốt với những đối tác, bạn hàng trước đây để thu được lợi ích nhiều lần hơn khi thời điểm khó khăn qua đi.

Từ đó, chúng tôi đã thu được những kết quả khả quan. Dự báo lợi nhuận trong năm 2011 có thể đạt 200 tỷ đồng, vượt 44% so với kế hoạch lợi nhuận 139 tỷ đồng đề ra trước đó.

Trong hoạt động xuất khẩu, bên cạnh các thị trường truyền thống Hoa Kỳ, Trung Quốc, ASEAN…, Vinacafe Biên Hòa đã tìm kiếm những thị trường mới, đặc biệt là thị trường Bắc Âu còn nhiều tiềm năng.

Ông NEIL MACGREGOR, PGĐ điều hành Savills Việt Nam

Thị trường bất động sản (BĐS) Việt Nam đang khan hiếm nguồn vốn, do vậy các nhà đầu tư tìm kiếm những nguồn tài chính mới. Theo tôi có khá nhiều lựa chọn giúp chủ đầu tư bổ sung nguồn vốn để tiếp tục triển khai các dự án mà không cần vay vốn từ ngân hàng, nếu tìm được đối tác phù hợp.

Chẳng hạn hoạt động mua bán - sáp nhập (M&A) trong thị trường BĐS thế giới đang phát triển nhanh với mức tăng 23,8% trong giai đoạn 2009-2010. Tại thị trường BĐS Việt Nam, thương vụ M&A tăng mạnh cả về số lượng và giá trị giao dịch.

Trong những giao dịch này, bên mua không chỉ là những chủ đầu tư nước ngoài với tiềm lực lớn về vốn như trước đây, mà có nhiều nhà đầu tư phát triển BĐS Việt Nam khá năng động.

Dù đối mặt với không ít rào cản, như khung pháp lý chưa chặt chẽ, tính minh bạch của thị trường thấp, thủ tục cấp phép phức tạp và chênh lệch trong kỳ vọng về giá cả… nhưng số lượng các thương vụ M&A vẫn trong xu thế tăng.

Thiếu hụt nguồn hỗ trợ từ các ngân hàng là một bất lợi cho lĩnh vực BĐS, song đây cũng là một giai đoạn có nhiều cơ hội chưa từng có cho những nhà đầu tư khác, đặc biệt là những nhà đầu tư có tiền mặt dồi dào.

Ông LÊ PHÚC ĐẠI, TGĐ CTCP Năng lượng Đại Việt (Vinagas)

 

Từ nay đến cuối năm ngành gas còn phải chịu nhiều biến động, thách thức. Chu kỳ tăng giá gas thường nhích lên vào những tháng cuối năm do nhu cầu tiêu thụ tăng đột biến.

Hiện nay toàn bộ sản phẩm gas ở Việt Nam đều tính bằng USD, mặc dù trữ lượng gas trong nước đã có nguồn cung cấp 60% nhưng thông lệ mua bán vẫn tính bằng USD, vì vậy khi tỷ giá tăng người tiêu dùng sẽ bị thiệt.

Việc tăng giá gas sẽ khiến người tiêu dùng e dè, cân nhắc khi lựa chọn sản phẩm, do vậy DN gas cũng phải giảm lợi nhuận, đầu tư mạnh mẽ hơn để lao vào cuộc cạnh tranh quyết liệt giành thị phần.

Tôi cho rằng hoàn cảnh kinh tế khó khăn cũng là cơ hội tốt để các DN ngành gas tiến hành M&A. Với những công ty gas có năng lực tài chính yếu, hoạt động không hiệu quả, khi sáp nhập sẽ giảm bớt áp lực cạnh tranh và chi phí sản xuất.

Đây chính là thời điểm cần cơ cấu, tổ chức lại chuỗi cung ứng sản phẩm để hoạt động hiệu quả hơn.

Ông LÝ VIỆT CƯỜNG, TGĐ Công ty TNHH TM-TT-DV Du lịch Nam Phương

 

Ngành công nghiệp du lịch nước ta có nhiều yếu tố thuận lợi để DN du lịch khai thác. Các DN du lịch đã quan tâm tìm tòi, sáng tạo để có thêm nhiều hoạt động mới lạ, những điểm đến thú vị với mức giá hợp lý nhất.

Thế nhưng do chưa được đầu tư đến nơi đến chốn về cơ sở hạ tầng du lịch, nguồn nhân lực, các yếu tố hỗ trợ…, nên hiệu quả khai thác vẫn còn hạn chế.

 Du lịch là một ngành tích hợp rất nhiều dịch vụ như vận chuyển, ăn uống, nghỉ ngơi, tham quan…, nếu chỉ đơn phương DN làm du lịch sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc kết nối với các đối tác.

nước, Tổng cục Du lịch, các cơ quan có liên quan và DN lữ hành đã nhìn thấy được thực trạng đó và đang nỗ lực cải thiện những mặt hạn chế, phát huy ưu điểm.

Theo tôi, đây là lúc DN có thể khẳng định thế mạnh của mình bằng những hoạt động cụ thể.

Ông ĐẶNG QUỐC TIẾN, Phó TGĐ Ngân hàng TMCP Quân Đội (MB)

Trong lĩnh vực ngân hàng, các doanh nhân phải cạnh tranh với đối thủ kinh doanh khác, chịu sức ép trong việc tối đa hóa lợi nhuận cho cổ đông, và còn phải giữ vai trò quan trọng trong việc thực thi các chính sách kiềm chế lạm phát, đồng thời hỗ trợ, chia sẻ khó khăn cùng khách hàng.

Tất cả thách thức ấy đôi khi mâu thuẫn, đối lập nhau và không dễ gì các ngân hàng có thể dung hòa khi môi trường kinh doanh ngày càng rủi ro hơn. Tình thế đó đòi hỏi các doanh nhân là lãnh đạo ngân hàng phải tận dụng kiến thức về chiến lược, nhân sự, quản trị…

Thành công sẽ đến với những doanh nhân kinh doanh biết hướng đến lợi ích của khách hàng và người dân; gắn với trách nhiệm xã hội.

Là lãnh đạo ngân hàng, chúng tôi ý thức phải không ngừng trau giồi bản lĩnh doanh nhân, khẳng định sự vững vàng, tin cậy của ngân hàng và tận dụng cơ hội để phát triển, đóng góp có hiệu quả cho nền kinh tế.

Các tin khác