Tín dụng khởi sắc?

Chính phủ và NHNN đang tạo nhiều điều kiện thuận lợi để các NHTM đẩy mạnh cho vay từ nay đến cuối năm, đặc biệt ở 4 lĩnh vực ưu tiên lãi suất thấp. Nhiều chuyên gia cho rằng đến nay đã có một số yếu tố vĩ mô thuận lợi để các NHTM có thể đẩy mạnh tín dụng. Tuy nhiên, vấn đề là các NHTM có mạnh dạn bơm vốn ra nền kinh tế.

Chính phủ và NHNN đang tạo nhiều điều kiện thuận lợi để các NHTM đẩy mạnh cho vay từ nay đến cuối năm, đặc biệt ở 4 lĩnh vực ưu tiên lãi suất thấp. Nhiều chuyên gia cho rằng đến nay đã có một số yếu tố vĩ mô thuận lợi để các NHTM có thể đẩy mạnh tín dụng. Tuy nhiên, vấn đề là các NHTM có mạnh dạn bơm vốn ra nền kinh tế.

Điểm sáng vĩ mô

Thời gian qua nhiều tổ chức tài chính nước ngoài rất lo ngại việc Việt Nam nới lỏng quá mức tín dụng trong thời gian ngắn, có thể gây lạm phát trong năm sau. Lo ngại này là có cơ sở khi lịch sử đã từng xảy ra. Nhưng hiện nay tình hình đã khác.

Tín dụng hệ thống NHTM đến đầu tháng 6 chỉ tăng 0,7%, thị trường tự động thắt mạnh hơn buộc NHNN phải đưa ra một số biện pháp kích thích nhưng có lựa chọn, trong đó tập trung xử lý nợ xấu để tăng trưởng tín dụng trở lại.

Nếu năm nay hệ thống NHTM chỉ cần tăng trưởng tín dụng khoảng 10%, tín dụng mỗi tháng sẽ bơm ra khoảng 50.000 tỷ đồng. Làm thế nào để dòng vốn này hấp thụ vào nền kinh tế một cách hiệu quả và an toàn vẫn còn là dấu hỏi. Vì vậy, vấn đề tăng trưởng tín dụng hiện nay không quá quan trọng, mà chủ yếu là làm thế nào để vực dậy lòng tin của người dân, doanh nghiệp và NH. Chỉ khi đó nền kinh tế mới hấp thu được vốn.

TS. TRẦN DU LỊCH,
thành viên Hội đồng Tư vấn tiền tệ quốc gia

Theo một chuyên gia NH, dù đang khó khăn nhưng cũng có những thuận lợi cơ bản để các NHTM có thể tăng trưởng tín dụng ổn định từ nay đến cuối năm. Cụ thể, lạm phát giảm, tỷ giá hối đoái ổn định, cân bằng cán cân thanh toán, dự trữ ngoại tệ tăng cao, thanh khoản NH bắt đầu ổn định.

Đặc biệt, về mặt vĩ mô lãi suất đã giảm, dù có nhiều ý kiến cho rằng nhanh hay chậm, nhưng đây là điều tích cực góp phần tăng trưởng tín dụng trong thời gian tới.

“Xếp hạng của Việt Nam trên thị trường tín dụng quốc tế được tăng hạng, từ chỗ triển vọng tiêu cực chuyển thành triển vọng ổn định. Năm ngoái không ai dám nhắc đến việc nới lỏng tín dụng, tài khóa nhưng năm nay chúng ta có thể nói” - vị chuyên gia này nói.

Theo ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó Giám đốc NHNN chi nhánh TPHCM, 5 tháng đầu năm tín dụng của các NHTM trên địa bàn TPHCM âm. Nhưng khi thực hiện cơ chế mới về lãi suất huy động và cho vay, hỗ trợ khó khăn cho doanh nghiệp, tăng trưởng tín dụng đã có những khởi sắc khi tăng khoảng 2%. Cá biệt một số NHTM tăng trưởng tín dụng đã bằng chỉ tiêu kế hoạch cả năm.

Hiện tại bên cạnh các NHTM lớn có thế mạnh lãi suất rẻ, nhiều NHTMCP đã linh hoạt dùng thế mạnh kinh doanh ngoại hối của mình để tạo lãi suất rẻ cho khách hàng. Đơn cử, Eximbank tiếp tục triển khai chương trình cho vay VNĐ lãi suất ưu đãi tham chiếu theo tỷ giá USD/VNĐ, với lãi suất 7%/năm áp dụng cho tất cả khách hàng cá nhân, doanh nghiệp, thời hạn vay từ nay đến cuối năm. Lãnh đạo NH này cho biết hiện chương trình đã giải ngân trên 2.000 tỷ đồng.

Các NHTM như ACB, OCB, VIB, HDBank… cũng đang đẩy mạnh cho vay tiêu dùng với lãi suất ưu đãi chỉ còn 13-14%/năm. Theo một lãnh đạo NH, có thể từ nay đến cuối năm NHNN sẽ xem xét nới thêm hạn mức tín dụng với những NHTM có tốc độ tăng trưởng tín dụng ổn định, đặc biệt ở lĩnh vực tín dụng xuất khẩu, nông nghiệp và doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Tổng thể cả hệ thống tín dụng năm nay khó đạt mức cao trên 12%, nhưng sẽ có một số NHTM, nhất là khối NHTMCP lớn sẽ là điểm tăng trưởng tín dụng trong năm nay.

Rào cản vốn và nợ xấu

Theo ông Nguyễn Hoàng Minh, dù tăng trưởng có khởi sắc nhưng vấn đề đáng lo cho tăng trưởng tín dụng nhất là nợ xấu NH. 6 tháng đầu năm mỗi tháng nợ xấu của các NHTM mỗi tăng, đầu năm chỉ ở mức 3,6% nhưng đến nay dự kiến nợ xấu khoảng 6%.

Nợ xấu khiến nhiều NHTM dù đang có nguồn tiền huy động rất dồi dào nhưng không cho vay ra được. Bởi lẽ theo quy định của NHNN, nếu các NHTM có nợ xấu cao không được cho vay ra.

Đây là thời điểm để các NH đẩy mạnh tín dụng. Ảnh: LÃ ANH

Đây là thời điểm để các NH đẩy mạnh tín dụng. Ảnh: LÃ ANH

Trong văn bản của NHNN ban hành tuần qua đã yêu cầu các NHTM đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng vay và khả năng tài chính, thực hiện việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ đối với khách hàng vay không có khả năng trả nợ đúng hạn; NHTM không được cho vay mới để trả nợ cũ với mục đích che giấu nợ xấu; thực hiện việc phân loại nợ đối với các khoản cơ cấu lại thời hạn trả nợ theo quy định.

Theo một lãnh đạo NH, việc cơ cấu lại nợ để cho vay mới không đơn giản, nếu không cẩn thận các NHTM có thể sẽ vi phạm và bị xử lý. Vì vậy, các NHTM rất thận trọng, chờ NHNN có hướng dẫn cụ thể mới thực hiện.

Có thể thấy dù các NHTM đẩy mạnh cho vay ra nhưng các khách hàng không dễ đủ điều kiện vay theo chuẩn của NH. Nhiều NHTM cho biết trong 10 hồ sơ đề nghị vay chỉ có 2-3 hồ sơ đủ điều kiện để được vay, rất ít hồ sơ được hưởng lãi suất ưu đãi đặc biệt của NH. Vì vậy dù các NHTM thừa vốn lãi suất rẻ nhưng doanh nghiệp tiếp cận được vốn vẫn còn rất hạn chế.

Ngay cả lãnh đạo NHNN mới đây cũng thừa nhận sức mua người dân giảm rất nhiều, trong khi chi phí tăng cao, chủ yếu là chi phí nguyên liệu đầu vào và lãi suất NH chưa giảm thực chất bao nhiêu. Nên tâm lý nhiều doanh nghiệp vẫn ngại vay vốn dù tình hình vĩ mô đã ổn định. 

Trong 2 tháng nay NHNN cũng đã ban hành nhiều cơ chế về cho vay, nhưng chủ yếu mở rộng đối tượng cho vay, chưa mở rộng điều kiện cho vay. Chính điều này làm cho khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế vẫn kém.

Các tin khác