Tổ chức TT vàng: Minh bạch, vì lợi ích người dân

Để xử lý triệt để tình trạng vàng hóa nền kinh tế và tận dụng nguồn lực vàng trong dân, Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình cho biết dự kiến thời gian tới NHNN sẽ tập trung xây dựng cơ chế mua vàng tăng dự trữ ngoại hối. Liệu giải pháp này có  rủi ro trong bối cảnh giá vàng thường xuyên biến động. Trao đổi với ĐTTC về vấn đề này, ông TRƯƠNG VĂN PHƯỚC, Tổng giám đốc Eximbank, cho biết:

Để xử lý triệt để tình trạng vàng hóa nền kinh tế và tận dụng nguồn lực vàng trong dân, Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình cho biết dự kiến thời gian tới NHNN sẽ tập trung xây dựng cơ chế mua vàng tăng dự trữ ngoại hối. Liệu giải pháp này có  rủi ro trong bối cảnh giá vàng thường xuyên biến động. Trao đổi với ĐTTC về vấn đề này, ông TRƯƠNG VĂN PHƯỚC, Tổng giám đốc Eximbank, cho biết:

Vàng là một tài sản tài chính có tính chuyển đổi thành ngoại tệ. Vàng đúng tiêu chuẩn quốc tế có thể quy đổi thành ngoại tệ hết sức dễ dàng. Nếu NHNN dùng VNĐ mua vàng để từ đó có thể chuyển đổi thành ngoại tệ thì thực chất NHNN mua ngoại tệ vào. Do vậy rủi ro này không có. Hơn nữa, trong bối cảnh đồng tiền Việt Nam mất giá, nền kinh tế lạm phát cao, việc dự trữ ngoại hối bằng USD là một biện pháp an toàn để bảo toàn giá trị đồng nội tệ. Như vậy, vàng có tính chuyển đổi cao sẽ góp phần tăng dự trữ ngoại hối.

Có dự trữ vàng tương đối lớn cũng có thể đáp ứng những yêu cầu khi nước ta tiến hành chống hiện tượng vàng hóa. Chúng ta không thể bắt người dân ngay lập tức từ bỏ thói quen cất giữ vàng. Vì vậy, việc có một lượng vàng trong kho dự trữ của Nhà nước có thể giúp NHNN can thiệp giá vàng. Tuy nhiên, vấn đề còn lại là người dân hưởng ứng chủ trương này như thế nào. Hưởng ứng ở đây không phải là một lời kêu gọi thuần túy, phải tính bài toán người dân khi không gửi vàng vào NH lấy lãi mà bán vàng này lấy tiền đồng,  sau này nếu có điều kiện mua vàng được hay không. Theo tôi, NHNN cũng vẽ ra một triển vọng thị trường mua bán vàng cung ứng cho người dân khi chuyển từ quan hệ huy động và cho vay vàng sang quan hệ mua bán vàng. 

PHÓNG VIÊN: - Theo ông, liệu người dân có từ bỏ thói quen nắm giữ, đầu tư vàng?

Ông TRƯƠNG VĂN PHƯỚC: - Phải nói một điều rằng, việc giữ vàng của người dân Việt Nam từ bao lâu nay là truyền thống, thói quen. Nếu NH chỉ làm nhiệm vụ giữ vàng có thu phí thì NHNN phải đảm bảo cho người dân các tiện ích khi có nhu cầu mua bán vàng.

Với lựa chọn vàng SJC trong cách tiếp cận ổn định tỷ giá hối đoái có thể thấy NHNN đã thành công trong việc giữ tỷ giá hối đoái ổn định. Tỷ giá hối đoái ổn định đóng góp quan trọng trong việc giảm nhập siêu. Tuy nhiên, nếu vàng còn lộn xộn, dù nhập siêu ít tỷ giá hối đoái vẫn biến động.

Việc mua bán đó ở mức giá hợp tình hợp lý chắc hẳn người dân sẽ đồng tình. Chẳng hạn, người dân mua vàng đem đến NH gửi, NH thu phí, sau này giá vàng lên người dân bán cho NH lấy lại tiền đồng. Có thể thấy đây là thay đổi một thói quen, một tập quán, nên việc thay đổi đó phải cần lộ trình, tiện ích rất thoải mái, thuận tiện để người dân tránh bị thiệt thòi.

- Ông nghĩ sao khi có nhiều ý kiến cho rằng NHNN chưa thành công trong quản lý thị trường vàng? Việc NHNN độc quyền thương hiệu vàng SJC đang làm người dân thiệt nhiều, nhất là gần đây rất nhiều biến tướng như vàng nhái, bị ép giá khi đổi vàng phi SJC…?

- Việt Nam có rất nhiều thương hiệu vàng khác nhau, việc NHNN lựa chọn vàng SJC như là một thương hiệu tập trung quản lý để tiến tới trở thành nhãn mác vàng mang tính quốc gia mà NHNN đã từng nói thương hiệu của nó là SBV. Khi lựa chọn, NHNN đã tính toán SJC chiếm tỷ trọng giao dịch lớn trên thị trường, các NHTM từ trước đến nay huy động chủ yếu cũng là vàng SJC (chỉ một vài NHTM huy động các thương hiệu vàng khác).

Trong thực tiễn 10 năm trở lại đây, mỗi năm NHNN đã cấp quota để các NHTM chế biến ra từng loại thương hiệu vàng khác nhau. Vậy hơn ai hết, NHNN phải biết lượng vàng dập và vàng lưu thông từng loại đối với nhãn mác nào là bao nhiêu.

Và gần như đa phần (85-90%) số vàng phi SJC không cất trữ ở nhà mà đi vào vốn vàng huy động của các tổ chức tín dụng. Do vậy khi lựa chọn vàng SJC, NHNN nên công bố rõ ràng rằng nếu người dân có gửi vàng cho NHTM, mai này có rút thì dù là vàng thương hiệu khác NHTM cũng sẽ được trả bằng vàng SJC.

Vàng SJC thời gian qua đột biến tăng giá so với giá vàng thế giới do sự cố ACB ngày 20-8, người dân rút vàng mà chủ yếu rút vàng SJC. Các NHTM trước đây bán vàng tồn quỹ để bình ổn thị trường có nhu cầu phục hồi trạng thái mua vàng làm sức cầu vàng SJC tăng vọt, giá vàng SJC và vàng các thương hiệu khác có khoảng cách tương đối lớn.

Vì vậy, người dân nắm giữ vàng phi SJC bị thiệt. Tuy nhiên, nếu NHNN nói rõ ràng hơn bằng thông tư cho minh bạch (như Thống đốc NHNN đã nói tại Quốc hội do công tác truyền thông giải thích cho người dân chưa được rõ lắm) có lẽ người dân sẽ không bị thiệt thòi.

Tổ chức lại thị trường vàng phải vì lợi ích người dân. ẢNh: KIM NGÂN

Tổ chức lại thị trường vàng phải vì lợi ích người dân. ẢNh: KIM NGÂN

Riêng về vấn đề vàng nhái, đó là chuyện phổ biến đối với mọi loại hàng hóa khác. Chống hàng nhái là việc của cơ quan quản lý thị trường, quản lý nhà nước, công an. Đương nhiên ở đây cũng có câu chuyện bất đắc dĩ, cơ bản vẫn là thiết lập một thị trường mua bán vàng như ý đồ NHNN là làm sao minh bạch, rõ ràng, tiện ích.

- NHNN cho biết sẽ phối hợp với Bộ Tài chính kiến nghị áp dụng các chính sách thuế đối với hoạt động kinh doanh vàng như quy định tại Nghị định 24. Theo ông điều này có khả thi? 

Nếu những giải pháp của NHNN đi đúng hướng, tổ chức quản lý chặt chẽ, thị trường vàng Việt Nam sẽ ổn định. Song, lưu ý một điều, chính sách bao giờ cũng đặt lợi ích của người dân lên hàng đầu. Một chính sách dựa vào lợi ích của người dân luôn là một chính sách đúng.

- Theo tôi còn quá sớm để nêu vấn đề áp dụng các sắc thuế. Biện pháp để tác động vào một thị trường đã có một quá khứ, một lịch sử, thói quen lớn, thì đây chưa phải là lúc để bàn câu chuyện thuế áp lên vàng, đặc biệt là đánh thuế lên những người nắm giữ vàng.

Chúng ta đang chuyển dịch một tập quán, một thói quen của hàng triệu người Việt Nam đã từng tiếp cận với vàng, tư duy với vàng, trong khi nền kinh tế lạm phát vẫn còn cao.

Do vậy, việc bảo vệ giá trị tài sản đồng tiền vào vàng suy cho cùng là một hành vi pháp luật phải thừa nhận, thực tế thị trường cũng phải thừa nhận và bản chất kinh tế cũng phải thừa nhận. Theo tôi, để nói câu chuyện thuế với vàng là tương lai tương đối xa. Người dân cần có thời gian đồng cảm với chính sách.

 - Nhiều người cho rằng quản lý thị trường vàng không đơn giản như quản lý thị trường ngoại tệ, bởi biến động của giá vàng chịu ảnh hưởng mạnh từ yếu tố thế giới (kinh tế, chính trị). Đơn cử giá vàng thế giới tăng tâm lý người dân vẫn thích chọn vàng. Ông nghĩ sao về vấn đề này?

- Chúng ta không nên đặt vấn đề dễ hay khó cho thị trường dưới góc độ quản lý nhà nước. Thực ra quản lý thị trường tiền tệ và quản lý tỷ giá hối đoái khó hơn nhiều, bởi tỷ giá hối đoái giống như hàm số vô cùng nhiều biến số trong nền kinh tế. Tất cả những biến số lớn như cuộc khủng hoảng kinh tế của nhiều quốc gia đều xuất phát từ khủng hoảng cán cân, trong đó chủ yếu là tỷ giá hối đoái.

Chúng ta đã từng tiếp cận cái đích của việc quản lý thị trường vàng là ổn định tỷ giá hối đoái. Vậy quản lý thị trường vàng tự thân nó cũng là mục tiêu nhưng trong một bức tranh rộng lớn hơn là một phương tiện để đạt đến một mục tiêu lớn hơn, là ổn định tỷ giá hối đoái. Sự ổn định tỷ giá hối đoái đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển nền kinh tế và kiềm chế lạm phát thấp.

- Xin cảm ơn ông.

Các tin khác