Theo một báo cáo hôm thứ Hai ngày 7-3 của Bloomberg, các nguồn tin chuyên về tiền điện tử đã tiết lộ rằng Tổng thống Joe Biden sẽ “ký một sắc luật trong tuần này, vạch ra chiến lược của chính phủ Hoa Kỳ đối với tiền điện tử”, chấm dứt bế tắc kéo dài hai tuần kể từ khi Hoa Kỳ bắt đầu áp dụng các lệnh trừng phạt chống lại Nga.
Hơn nữa, sắc luật (E.O) dự kiến sẽ giải quyết toàn diện các thách thức về quy định, kinh tế và an ninh quốc gia do tài sản kỹ thuật số gây ra. Đồng thời, Nhà Trắng cũng yêu cầu các cơ quan Liên bang gửi báo cáo của họ trước khi nửa cuối năm 2022 kết thúc.
Hai cơ quan dự kiến sẽ gửi báo cáo, bao gồm Hội đồng giám sát ổn định tài chính (FSOC) đã giám sát các rủi ro tài chính do tiền điện tử gây ra và Bộ Tài chính Hoa Kỳ. Các nguồn tin cũng chỉ ra rằng EO cũng sẽ chỉ định các vai trò cụ thể cho một loạt các ban ngành và cơ quan nhà nước trong việc phát triển một chiến lược tiền điện tử toàn diện, để đảm bảo rằng Hoa Kỳ duy trì lợi thế cạnh tranh của mình “hòa cùng sự phát triển bùng nổ của tài sản kỹ thuật số trên toàn thế giới”.
Mặc dù Nhà Trắng vẫn chưa đưa ra bình luận nào, nhưng sắc luật cũng có thể đánh dấu sự kết thúc của một cuộc tranh luận kéo dài xung quanh CBDC (Tiền điện tử của ngân hàng trung ương) đã được FED đưa ra Quốc hội vào đầu năm nay, vì tổng thống Hoa Kỳ có thể ra lệnh toàn bộ vấn đề phải được kết thúc vào tháng 5-2022.
Chính quyền của Tổng thống Biden đã chịu nhiều áp lực khi phải đưa ra các quy định rõ ràng về tiền điện tử, vì các mối đe dọa sử dụng tiền điện tử cho các mục đích vi phạm pháp luật tiếp tục ngày càng trở nên rõ ràng.
Mặc dù Coinbase đã tích cực tham gia các lệnh trừng phạt chống lại Nga, bằng cách chặn một số thực thể của Nga không nằm trong danh sách trừng phạt. Nhưng một số công ty tiền điện tử vẫn tiếp tục hạ thấp nguy cơ tiềm ẩn về việc tiền mã hóa có thể gây ra các mối đe dọa kinh tế thực sự. Chẳng hạn, CEO Changpeng Zhao ‘CZ’ của Binance đã cho rằng giá trị vốn hóa thị trường của tiền điện tử vẫn còn thấp hơn nhiều so với mức độ đe dọa toàn cầu, một số quan chức ở Washington không đồng tình với quan điểm này.
Tuần trước, một nhóm các nhà lập pháp Hoa Kỳ dẫn đầu bởi Thượng nghị sĩ Elizabeth Warren và Chủ tịch Ủy ban Thượng viện Sherrod Brown đã viết một lá thư trực tiếp cho Bộ trưởng Tài chính Janet Yellen, làm dấy lên lo ngại về khả năng Nga sử dụng tiền điện tử để né tránh các lệnh trừng phạt.
Ngoài Hoa Kỳ, các quốc gia như Singapore và Liên minh châu Âu cũng tuyên bố sẽ thực hiện các biện pháp, một số quốc gia dự kiến sẽ nằm ngoài phạm vi của luật hiện hành liên quan đến việc ngăn chặn Nga sử dụng tiền mã hóa để trốn tránh các lệnh trừng phạt.