Báo cáo của UBND TP.HCM cho thấy, từ năm 2010 đến tháng 6.2015, trên địa bàn TP có 13 dự án (DA) BOT (công ty bỏ vốn xây dựng trước, sau đó khai thác vận hành một thời gian và chuyển giao lại cho nhà nước) và BT (hình thức nhà đầu tư xây dựng và chuyển giao công trình đó cho nhà nước; nhà nước tạo điều kiện cho nhà đầu tư thực hiện dự án khác để thu hồi vốn và lợi nhuận hoặc thanh toán cho nhà đầu tư theo thỏa thuận) trong lĩnh vực giao thông, môi trường được triển khai với tổng giá trị gần 33.000 tỉ đồng của 8 nhà đầu tư.
Trong số này có 5 DA trong lĩnh vực giao thông đã hoàn thành với tổng mức đầu tư hơn 7.000 tỉ đồng, 8 DA đã ký hợp đồng hoặc đang triển khai với tổng mức đầu tư gần 26.000 tỉ đồng. Thanh tra Chính phủ (TTCP) đã thanh tra 6 DA, gồm: xây dựng cầu Phú Mỹ; đường kết nối cầu Phú Mỹ; cải tạo, nâng cấp QL1A đoạn An Sương - An Lạc; xa lộ Hà Nội; cầu Bình Triệu 2 và xây dựng đường nối từ đường Nguyễn Duy Trinh vào khu công nghiệp Phú Hữu.
Chỉ định thầu không đúng quy định
Theo quy định, hằng năm, căn cứ vào quy hoạch, phát triển kinh tế, UBND các tỉnh, TP trực thuộc T.Ư sẽ kiến nghị Bộ KH-ĐT để trình Thủ tướng công bố hoặc tự công bố danh mục các DA BOT theo thẩm quyền để kêu gọi đầu tư. Trên cơ sở công bố, cơ quan nhà nước có thẩm quyền tổ chức lựa chọn nhà đầu tư để đàm phán, ký hợp đồng.
Tuy nhiên, UBND TP.HCM đã không xây dựng danh mục DA, không thực hiện việc công bố danh mục, hoặc thực hiện công bố chậm. Mặt khác, việc lựa chọn nhà đầu tư các DA chủ yếu thực hiện theo hình thức chỉ định thầu không đúng quy định pháp luật. Bên cạnh đó, một số DA đã không triển khai thực hiện đúng quy định về lựa chọn nhà thầu, không lập kế hoạch đấu thầu...
TTCP chỉ rõ, tại DA BOT cầu Phú Mỹ, UBND TP.HCM đã ưu ái chọn Công ty CP đầu tư xây dựng Phú Mỹ làm nhà đầu tư dù hồ sơ chuẩn bị đầu tư của doanh nghiệp này thiếu phương án huy động vốn, chưa đủ giấy tờ cam kết của ngân hàng hoặc nhà cấp vốn, tức được lựa chọn khi chưa rõ năng lực nhà đầu tư. Tiếp đó, trong quá trình thực hiện DA xây dựng đường kết nối vào cầu Phú Mỹ theo hình thức BT với tổng mức đầu tư hơn 1.440 tỉ đồng, UBND TP.HCM không thực hiện việc xây dựng công bố danh mục kêu gọi đầu tư và đấu thầu rộng rãi mà giao luôn cho công ty trên thực hiện DA.
Tương tự, tại DA BOT nâng cấp cải tạo QL1A đoạn An Sương - An Lạc (do Bộ GTVT ký kết với nhà đầu tư là Công ty CP đầu tư phát triển hạ tầng IDICO từ năm 2003, đến năm 2010 chuyển giao TP.HCM quản lý). Quá trình thực hiện, IDICO đã đề xuất bổ sung xây dựng 2 nút giao thông và lắp đặt dải phân cách làn xe cơ giới và thô sơ với tổng mức đầu tư hơn 704 tỉ đồng. Thay vì bổ sung DA vào danh mục và kêu gọi các nhà đầu tư tham gia theo quy định, UBND TP.HCM đã chỉ định luôn IDICO làm nhà đầu tư...
“Việc không kiến nghị, không xây dựng và công bố kế hoạch DA hoặc có nhưng chậm và chỉ định thầu đã không phát huy được nguồn lực xã hội, làm giảm tính cạnh tranh giữa các nhà đầu tư, khó lựa chọn được nhà đầu tư có năng lực tài chính và kinh nghiệm tốt nhất”, kết luận của TTCP nêu rõ.
Nhiều sai sót trong thẩm định, phê duyệt dự án
Xử lý trách nhiệm tập thể, cá nhân vi phạm
Từ các sai phạm trên, TTCP kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo các bộ, ngành và TP.HCM xử lý khoản tiền sai phạm theo kết quả thanh tra là 2.172 tỉ đồng. Trong đó, phê duyệt không đúng khoản tiền 1.400 tỉ đồng, phê duyệt tăng sai 67 tỉ đồng, giảm tổng vốn đầu tư, điều chỉnh hợp đồng các DA với giá trị 90 tỉ đồng, loại khỏi phương án tài chính đối với cầu Bình Triệu 2 gần 50 tỉ đồng, giảm giá trị quyết toán DA 497 tỉ đồng; thu về ngân sách TP từ các nhà đầu tư với giá trị hơn 41 tỉ đồng do thực hiện không đúng quy định... Đồng thời, Bộ GTVT, UBND TP.HCM phải tổ chức kiểm điểm, xử lý trách nhiệm tập thể, cá nhân đã vi phạm các quy định pháp luật, chưa thực hiện đầy đủ trách nhiệm đã giao nêu trong kết luận thanh tra.
Từ các sai phạm trên, TTCP kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo các bộ, ngành và TP.HCM xử lý khoản tiền sai phạm theo kết quả thanh tra là 2.172 tỉ đồng. Trong đó, phê duyệt không đúng khoản tiền 1.400 tỉ đồng, phê duyệt tăng sai 67 tỉ đồng, giảm tổng vốn đầu tư, điều chỉnh hợp đồng các DA với giá trị 90 tỉ đồng, loại khỏi phương án tài chính đối với cầu Bình Triệu 2 gần 50 tỉ đồng, giảm giá trị quyết toán DA 497 tỉ đồng; thu về ngân sách TP từ các nhà đầu tư với giá trị hơn 41 tỉ đồng do thực hiện không đúng quy định... Đồng thời, Bộ GTVT, UBND TP.HCM phải tổ chức kiểm điểm, xử lý trách nhiệm tập thể, cá nhân đã vi phạm các quy định pháp luật, chưa thực hiện đầy đủ trách nhiệm đã giao nêu trong kết luận thanh tra.
Cụ thể, năm 2003, Bộ GTVT ký hợp đồng BOT với Công ty CP đầu tư phát triển hạ tầng IDICO thực hiện DA cải tạo, nâng cấp QL1A đoạn An Sương - An Lạc với tổng mức đầu tư hơn 831 tỉ đồng, hoàn thành và thu phí từ quý 4/2004, thời gian thu phí 145 tháng.
Theo quy định của luật Thuế giá trị gia tăng, VAT sẽ được nhà nước hoàn thuế cho nhà đầu tư và thực tế nhà đầu tư trong năm 2005 đã được hoàn thuế VAT với số tiền 8,9 tỉ đồng, năm 2006 là 10,6 tỉ đồng. Tuy nhiên, trong hợp đồng BOT của DA này, các bên thống nhất phương án hoàn vốn bao gồm cả VAT là hơn 19,5 tỉ đồng vào tổng vốn đầu tư DA dẫn đến kéo dài thời gian hoàn vốn, sai quy định.
Chưa hết, tại DA này, TTCP phát hiện theo quy định thời gian khai thác thu phí hoàn vốn được điều chỉnh khi giá trị quyết toán DA thay đổi so với tổng mức đầu tư được duyệt. DA này đã hoàn thành đưa vào khai thác và thu phí hoàn vốn từ tháng 1.2005, tổng mức đầu tư được phê duyệt 755,3 tỉ đồng, giảm so với ban đầu. Như vậy, tỷ lệ chi phí hoạt động trên doanh thu, phí thuế VAT có thay đổi nhưng sau đó TP.HCM và nhà đầu tư không tổ chức đàm phán lại.
Chưa hết, DA cầu Phú Mỹ hoàn thành, bàn giao đưa vào sử dụng từ tháng 8.2009 nhưng đến cuối năm 2012, Công ty CP đầu tư xây dựng Phú Mỹ mới có văn bản trình UBND TP.HCM phê duyệt chi phí đầu tư. Đến tháng 2.2014, UBND TP.HCM mới có văn bản phê duyệt với giá trị hơn 2.914 tỉ đồng, tăng gần 1.000 tỉ đồng so với ban đầu. Tại DA BT đường kết nối vào cầu Phú Mỹ, từ tổng mức đầu tư ban đầu 1.440 tỉ, do bị chậm trễ tiến độ đã đội giá lên gần 3.199 tỉ đồng. Qua thanh tra, TTCP xác định nhiều khoản chi phí xây dựng cho nhà đầu tư đề nghị không đúng quy định với trị giá hơn 489 tỉ đồng.
TTCP cũng chỉ rõ, trong quá trình thực hiện các DA BOT và BT, UBND TP.HCM và các đơn vị chuyên môn đã có nhiều sai sót trong công tác thẩm định, phê duyệt DA khả thi, nội dung DA thiếu sự cần thiết phải đầu tư, phương án so sánh (như DA xây dựng cầu Phú Mỹ và DA đường nối); không lập hồ sơ và báo cáo thẩm định DA điều chỉnh tại DA cầu Phú Mỹ; tại DA mở rộng xa lộ Hà Nội đã để nhà đầu tư phê duyệt DA vượt thẩm quyền; phê duyệt chưa đầy đủ, thiếu tính chính xác, tăng sai tổng mức đầu tư tại hàng loạt DA như cải tạo, nâng cấp QL1A đoạn An Sương - An Lạc, xa lộ Hà Nội, cầu Bình Triệu 2, xây dựng đường nối từ đường Nguyễn Duy Trinh vào khu công nghiệp Phú Hữu.
Những vi phạm này thuộc trách nhiệm của UBND TP.HCM, Sở GTVT, Sở KH-ĐT và một số cơ quan liên quan. Riêng việc thẩm định, phê duyệt DA cải tạo nâng cấp QL1A đoạn An Sương - An Lạc thuộc trách nhiệm của Bộ GTVT và các cơ quan chuyên môn thuộc bộ này.
Giảm trừ thời gian thu phí 62,8 năm đối với 24 dự án BOT
Trao đổi với báo chí ngày 21.8, Tổng kiểm toán Nhà nước Hồ Đức Phớc cho biết trong năm 2017, Kiểm toán Nhà nước đã kết thúc kiểm toán tại 24 dự án BOT trong lĩnh vực giao thông và dự kiến sẽ công bố vào tháng 10 tới.
Kết quả lớn nhất đối với việc kiểm toán tại các dự án BOT năm 2017 là đã kiến nghị các cấp có thẩm quyền giảm trừ thời gian thu phí 62,8 năm. Trước đó, năm 2016, qua kiểm toán 27 dự án BOT, Kiểm toán Nhà nước đã kiến nghị giảm trừ hơn 107 năm thu phí.
Kết quả lớn nhất đối với việc kiểm toán tại các dự án BOT năm 2017 là đã kiến nghị các cấp có thẩm quyền giảm trừ thời gian thu phí 62,8 năm. Trước đó, năm 2016, qua kiểm toán 27 dự án BOT, Kiểm toán Nhà nước đã kiến nghị giảm trừ hơn 107 năm thu phí.
Theo ông Hồ Đức Phớc, sai phạm trong các dự án BOT gồm: chỉ định thầu, vị trí đặt trạm thu phí chưa hợp lý, tính toán sai về lưu lượng xe qua lại, mức phí, ký hợp đồng thời gian thu phí...
“Ngoài kiến nghị về giảm thời gian thu phí, Kiểm toán Nhà nước đã kiến nghị hoàn thiện về cơ chế, chính sách pháp luật, trong đó tăng cường công khai, minh bạch, việc đầu tư phải có kế hoạch, chiến lược rõ ràng... để đảm bảo lợi ích hài hòa giữa nhà nước, người dân và nhà đầu tư”, ông Phớc nói. Được biết, trong 24 dự án BOT được kiểm toán năm 2017 có dự án BOT Cai Lậy - Tiền Giang, BOT Bắc Ninh - Bắc Giang...