Một đợt nắng nóng đang diễn ra trong mùa đông thường không có nắng ở Bắc cực đã gây ra các trận bão tuyết ở châu Âu, buộc các nhà khoa học phải xem xét lại những dự báo về việc biến đổi khí hậu.
Các báo cáo cho biết, biến đổi khí hậu gây ra bởi con người đang làm biến đổi Bắc cực, cả về mặt vật lý thông qua sự xói mòn của các lớp băng, và về mặt sinh học gây ra sự suy giảm đáng kể các quần thể động vật hoang dã, làm xuất hiện các độc tố có trong nước biển và các loại tảo. Hàng năm, Bắc cực thường không có nắng cho đến hết tháng 3, nhưng một dòng không khí nóng vừa được ghi nhận đã làm nhiệt độ của vùng Siberia tăng lên đến 3,5OC so với nhiệt độ trung bình của khu vực từ trước đến nay. Tại quần đảo Greenland, nhiệt độ đã tăng trên mức 0OC và kéo dài trong suốt 61 giờ, được ghi nhận là hiện tượng thời tiết kỳ lạ chưa từng có.
Sự nóng lên của Bắc cực được gọi là “khuếch đại Bắc cực”, ảnh hưởng lẫn nhau bởi các tác nhân qua lại. Theo các báo cáo mô tả, nhiệt độ ấm lên sẽ làm băng và tuyết tan chảy dần, các vùng biển tối sẽ hấp thụ ánh sáng mặt trời nhanh hơn. Điều này khiến cho đại dương ấm dần lên và làm băng tan nhiều hơn.
Nhiệt độ ở Bắc cực đang trải qua giai đoạn ấm lên chưa từng có từ trước đến nay.
Việc thiếu băng biển và nhiều bề mặt đại dương tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời làm cho Bắc cực ấm hơn ngay cả vào mùa đông. Thomas Mote, nhà nghiên cứu khoa học tại Đại học Georgia, cho biết: “Những thay đổi ở Bắc cực đang được chứng kiến là kết quả của sự tác động của chúng ta đến bầu khí quyển. Những thay đổi ở Bắc cực không chỉ giới hạn ở đó, nó sẽ làm tăng mực nước ở các đại dương, từ đó gây tác động xấu đến thời tiết ở những khu vực có vĩ độ thấp hơn trong đó bao gồm Bắc Mỹ và châu Âu”.
Vào hồi tháng 3, nước Mỹ đã ghi nhận một trận bão tuyết lớn bất thường diễn ra trong 3 giờ ở vùng Đông Bắc. Cùng thời điểm này, tuyết rơi bất thường tại thủ đô Rome của Italia, nơi chưa từng diễn ra hiện tượng này trước đây và nhiệt độ giảm xuống đến -4OC. Hiện tượng thời tiết bất thường này xuất phát từ những đợt gió lạnh thổi từ Siberia quét qua toàn khu vực châu Âu.
Theo các nhà khoa học, nếu tình trạng này tiếp tục diễn ra, các núi băng tại Bắc cực sẽ biến mất hoàn toàn trong 20 năm tới. Theo cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA), băng biển Bắc cực hiện đang suy giảm với tốc độ 13,2% mỗi thập niên. Nhiệt độ trung bình ở đây đã tăng thêm khoảng 1OC, nâng mức nhiệt trung bình lên gần 3OC, được cho là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng Bắc cực đang thay đổi.
Theo các nhà khoa học, nếu tình trạng này tiếp tục diễn ra, các núi băng tại Bắc cực sẽ biến mất hoàn toàn trong 20 năm tới. Theo cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA), băng biển Bắc cực hiện đang suy giảm với tốc độ 13,2% mỗi thập niên. Nhiệt độ trung bình ở đây đã tăng thêm khoảng 1OC, nâng mức nhiệt trung bình lên gần 3OC, được cho là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng Bắc cực đang thay đổi.
Cùng với đó, các nhà khoa học đang theo dõi các vòng xoáy cực tạo nên từ các luồng gió mạnh giữ cho Bắc cực lạnh quanh năm bằng cách làm chệch hướng các khối không khí khác, tuy nhiên cực nóng đang mở rộng nhanh hơn so với các vùng khác trên Trái đất. Qua theo dõi, hiện nay diện tích băng tái tạo không đủ để tạo nên các khối băng nhằm giữ lại hiện trạng ban đầu của hệ sinh thái của Bắc cực. Theo báo cáo từ Trung tâm Khí quyển và Đại dương quốc gia Mỹ, có ít hơn 1% băng ở Bắc cực được xem là “băng già”, được hình thành trên 4 năm tuổi và vẫn giữ nguyên hình dạng qua mùa hè.
Kể từ khi các nhà khoa học bắt đầu đo tuổi băng vào giữa những năm 1980, băng già ở Bắc cực đã giảm kích thước từ 2,54 triệu km2 (gần bằng diện tích của Mexico và toàn bộ Trung Mỹ) xuống chỉ còn 0,13 triệu km2, diện tích băng già ở Bắc cực đã giảm đến 95% trong hơn 30 năm qua. Kể từ năm 1980, những núi băng ở Bắc Băng Dương đã mỏng hơn, dễ bị phá vỡ hơn và tạo thành những khối băng trôi.