Đại diện Phòng Tài nguyên-Môi trường huyện Hóc Môn, khẳng định tinh thần của Quyết định 33 là giải quyết nhu cầu hợp pháp, chính đáng của người dân về chuyển nhượng, mua bán.
Dự thảo quyết định thay thế Quyết định 33 cũng khẳng định tinh thần này, nhưng vẫn còn một số điểm bất cập. Đơn cử Khoản 9, Điều 3 dự thảo có quy định các loại quy hoạch để tách thửa, trong đó có đất dân cư hiện hữu, nhưng chưa đề cập đến “đất dân cư nông thôn hiện hữu”, nên không biết trường hợp này có được tách thửa hay không.
Hay để tránh tình trạng tách thửa biến tướng, cơ quan chức năng cần kiểm soát quy hoạch, kết nối hạ tầng cấp thoát nước, cây xanh, vỉa hè, các công trình xã hội liên quan, kiểm soát diện tích tối thiểu. Cũng như để tránh rủi ro về pháp lý cho người dân, khi dự thảo Quyết định 33 ban hành cần tăng cường tuyên truyền pháp luật để người dân hiểu, nắm rõ thông tin quy hoạch, pháp lý sử dụng đất.
Ông Nguyễn Gia Thái Bình, Phó Chủ tịch quận Bình Tân, cho rằng thực tế Quyết định 33 có nhiều điểm tích cực: Đã quy định rất rõ về diện tích nhà, đất để tách thửa, đảm bảo kết nối hạ tầng chung cho khu vực, đáp ứng được nhu cầu cho người dân; thủ tục nhanh hơn rất nhiều so với làm dự án; giá cả so với những dự án cũng thấp hơn, đáp ứng được nhu cầu người có thu nhập trung bình.
Ông Nguyễn Gia Thái Bình, Phó Chủ tịch quận Bình Tân, cho rằng thực tế Quyết định 33 có nhiều điểm tích cực: Đã quy định rất rõ về diện tích nhà, đất để tách thửa, đảm bảo kết nối hạ tầng chung cho khu vực, đáp ứng được nhu cầu cho người dân; thủ tục nhanh hơn rất nhiều so với làm dự án; giá cả so với những dự án cũng thấp hơn, đáp ứng được nhu cầu người có thu nhập trung bình.
Song bên cạnh đó cũng có một số trường hợp người dân/chủ đầu tư tách thửa chỉ quan tâm lợi nhuận, đầu tư hạ tầng kém, dẫn đến không có đáp ứng được nhu cầu hoặc môi trường sống khi người dân vào ở. Do vậy dự thảo sửa đổi Quyết định 33 nên quan tâm nhiều hơn đến tác thửa phải kèm điều kiện hạ tầng, tối thiểu như thế nào.
Những dự án đất nền thiếu tính pháp lý, chủ yếu xây nhà chiếm đất nay đã không còn cơ hội. Ảnh: MINH TUẤN
Bà Lê Thị Phương, Phòng Tài nguyên-Môi trường quận 9, cho rằng dự thảo Quyết định 33 mới có những quy định cụ thể hơn. Cụ thể, tách thửa có 2 dạng, một là với hạ tầng hiện hữu, sinh sống lâu năm nay có nhu cầu cho con hay để bán. Trong khi Quyết định 33 diện tích tách thửa phải đáp ứng đúng quy định (trừ trường hợp là hộ nghèo), dự thảo Quyết định 33 đã có tiến bộ khi có hướng dẫn tách thửa đất nông nghiệp và phi nông nghiệp, bởi tách thửa đất nông nghiệp hiện nay cũng là vấn đề khó khăn của các quận huyện.
Tuy nhiên, trong dự thảo nêu chỉ tách thửa đối với “đất nông nghiệp phù hợp”, trong khi theo quy hoạch tại địa bàn quận 9 đến năm 2020 không còn loại đất này nữa. Hiện nay trên giấy chứng nhận vẫn là đất nông nghiệp nhưng đã quy hoạch, nên người dân không thể chuyển mục đích để tách thửa xây dựng được.
Đại diện Sở Tài nguyên-Môi trường TP cho biết vừa qua sở tổ chức 7 đoàn kiểm tra. Theo đó, thực tế một số quận huyện vận dụng Quyết định 33 để chuyển mục đích đồng thời với tách thửa nên chưa đúng với tinh thần của Quyết định 33.
Đại diện Sở Tài nguyên-Môi trường TP cho biết vừa qua sở tổ chức 7 đoàn kiểm tra. Theo đó, thực tế một số quận huyện vận dụng Quyết định 33 để chuyển mục đích đồng thời với tách thửa nên chưa đúng với tinh thần của Quyết định 33.
Cũng có những trường hợp thu gom đất tách thửa không đảm bảo hạ tầng, người dân nhận chuyển nhượng đất, tách thửa đơn giản, chỉ lập tổng mặt bằng… Những trường hợp này có thể hình thành những khu dân cư không đảm bảo, khả năng một lần nữa TP sẽ phải đi cải tạo những khu dân cư lụp xụp này.
Ông Tống Đức Tiến, Trưởng phòng Cấp phép (Sở Xây dựng TP), cho rằng thực tế tách thửa ở nhiều quận huyện tạo áp lực lớn cho vấn đề hạ tầng kỹ huật và xã hội tại địa phương. Vẫn biết tách thửa có mặt tích cực là giải quyết được nhu cầu về nhà ở của người thu nhập thấp và trung bình, nhưng tiêu cực khi đa phần hiện nay người dân tách thửa để kinh doanh, phân lô bán nền. Bài học lịch sử những năm 1990, 2000 vẫn còn đó, khi chính quyền cũng cho phép phân lô bán nền nhưng nhếch nhác, không đấu nối với hạ tầng xung quanh.
Ông Tống Đức Tiến, Trưởng phòng Cấp phép (Sở Xây dựng TP), cho rằng thực tế tách thửa ở nhiều quận huyện tạo áp lực lớn cho vấn đề hạ tầng kỹ huật và xã hội tại địa phương. Vẫn biết tách thửa có mặt tích cực là giải quyết được nhu cầu về nhà ở của người thu nhập thấp và trung bình, nhưng tiêu cực khi đa phần hiện nay người dân tách thửa để kinh doanh, phân lô bán nền. Bài học lịch sử những năm 1990, 2000 vẫn còn đó, khi chính quyền cũng cho phép phân lô bán nền nhưng nhếch nhác, không đấu nối với hạ tầng xung quanh.
“Không phải cứ quy định diện tích tách thửa lớn là hạn chế được tình trạng phân lô bán nền, hình thành những khu dân cư kém chất lượng. Vấn đề là nên giao quận, huyện phê duyệt tổng mặt bằng của khu đất khi tách thửa và kiểm soát chặt chẽ về hạ tầng kỹ thuật. Khi đó sẽ phù hợp với thực tế và tránh được tình trạng lách luật, thửa đất đã tách rồi lại tách nữa” - ông Tiến nói.