Cụ thể, đoạn 1 (từ cầu Rạch Chiếc trên vành đai phía Đông từ cầu Phú Hữu đến Xa lộ Hà Nội bao gồm nút giao thông Bình Thái), chiều dài 3,82km; đoạn 2 (từ nút giao Bình Thái đến đường Phạm Văn Đồng), chiều dài 1,99km thuộc đường vành đai 2 TP; đoạn 3 (kết nối từ đường Phạm Văn Đồng đến nút giao thông Gò Dưa), chiều dài 2,75km và đoạn 4 (từ nút giao An Lập đến đường Nguyễn Văn Linh), dài 2,75km.
Theo Quyết định 568/QĐ-TTg ngày 8-4-2013 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt điều chỉnh quy hoạch phát triển giao thông vận tải TPHCM đến năm 2020 và tầm nhìn sau năm 2020, đường Vành đai 2 của TPHCM được xác định với lộ trình như sau: nút giao thông cầu vượt Gò Dưa (QL 1, quận Thủ Đức) – nút giao thông cầu vượt Bình Phước (giao với QL 13) – nút giao thông An Sương (giao với QL 22) – ngã ba An Lập (quốc lộ 1 giao với đường Hồ Ngọc Lãm) – Phú Định – Nguyễn Văn Linh (giao với đường Trịnh Quang Nghị) – cầu Phú Mỹ – cầu Rạch Chiếc trên đường vành đai phía Đông – ngã tư Bình Thái (trên xa lộ Hà Nội) – ngã ba Linh Đông (giao với đường Phạm Văn Đồng) – nút giao Gò Dưa dựa trên thông tin quy hoạch đường Vành Đai 2 chiến lược quận Thủ Đức, kèm theo đó là các tuyến đường cao tốc: Trung Lương – TPHCM, cao tốc Long Thành – TPHCM – Dầu Giây, Long Thành – Bến Lức.
Hoạt động giao thông của TPHCM sẽ tốt hơn rất nhiều khi đưa vào sử dụng đường Vành Đai 2 có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Các vùng kinh tế trọng điểm phía Nam TPHCM sẽ tạo thành mạng lưới giao thông hoàn thiện.
Đường Vành Đai 2 tổ chức lại giao thông của thành phố, đưa các xe vận tải, xe chở hàng, vật tư công nghiệp, đi theo hệ thống khu công nghiệp, cảng và các khu chế xuất. Thành phố sẽ bớt quá tải nhờ vào hoạt động thiết thực của đường Vành Đai 2, phục vụ cho việc bảo vệ môi trường, phát triển kinh tế – xã hội thành phố.