Trung Quốc trước sức ép cải tổ

Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo hôm 3-4 phát biểu rằng các ngân hàng lớn nhất nước “quá nhiều quyền lực” và cần phải bị phá vỡ vì kiếm quá nhiều “tiền nóng”.

Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo hôm 3-4 phát biểu rằng các ngân hàng lớn nhất nước “quá nhiều quyền lực” và cần phải bị phá vỡ vì kiếm quá nhiều “tiền nóng”.

Nỗ lực trước khi về hưu

Nhận xét của ông Ôn được phát qua đài phát thanh quốc gia trong khi ông đang đi thị sát ở miền Nam Trung Quốc, được nhận định là một thách thức của nhà lãnh đạo cấp cao này đối với bộ máy chính trị trong nước trong việc đẩy mạnh cải tổ hệ thống tài chính vốn bị nhiều chỉ trích.

Trên Đài Phát thanh Trung Quốc (CNR), ông Ôn nói: “Thẳng thắn mà nói, các ngân hàng của chúng ta kiếm lợi nhuận quá dễ dàng. Tại sao? Vì một số nhỏ các ngân hàng lớn hưởng vị trí độc quyền, nghĩa là người ta chỉ có thể đến những ngân hàng đó để vay mượn và cấp vốn.

Đó là lý do tại sao hiện nay chúng ta đang xử lý vấn đề để vốn tư nhân vào lĩnh vực tài chính. Về cơ bản, điều đó có nghĩa chúng ta cần đập vỡ sự độc quyền của họ”.

Ông Ôn sẽ mãn nhiệm vào cuối năm nay trong một sự thay đổi hệ thống lãnh đạo diễn ra mỗi thập niên 1 lần. Thời gian gần đây, ông gia tăng những bài phát biểu theo khuynh hướng thúc đẩy cải tổ chính trị và kinh tế. Người ta vẫn không rõ liệu tiếng nói của một người sắp về hưu như ông có đủ “nặng ký” để có thể thúc đẩy thay đổi trong hệ thống ngân hàng Trung Quốc hay không.

Sự kiểm soát nền kinh tế từ trung ương là vấn đề gây tranh cãi chính trong các nhà hoạch định chính sách, trong đó một số người cổ súy gia tăng kiểm soát nhà nước trong khi những người khác cổ súy hỗ trợ nhiều hơn cho các công ty tư nhân.

Các nhà phân tích cho rằng có thể những nhận xét của ông Ôn đưa ra là các “nỗ lực cuối cùng” trước khi về hưu trong việc thúc đẩy cải tổ, nhưng điều đó cũng gia tăng thách thức cho các đối thủ của ông trên những vấn đề quan trọng.

Thủ tướng Ôn Gia Bảo được biết đến với nhiều phát biểu chỉ trích mạnh mẽ các nhà phát triển bất động sản trong những năm gần đây. Ông cũng được biết đến với nỗ lực thúc đẩy các chính sách hướng đến việc hạ nhiệt giá bất động sản trong nỗ lực ngăn chặn bong bóng bất động sản và giúp người dân gia tăng khả năng mua nhà ở.

Cái giá của độc quyền

Nhưng thách thức các ngân hàng quốc doanh lớn là việc không hề đơn giản. 4 ngân hàng quốc doanh lớn nhất đang thao túng nền kinh tế Trung Quốc, nắm hầu hết tài sản tài chính của đất nước. Và chúng thu được lợi nhuận khổng lồ trong những năm gần đây, chủ yếu vì thiếu cạnh tranh và sự kiểm soát chặt chẽ của chính phủ trong hoạt động vay mượn và lãi suất.

Ngân hàng Xây dựng Trung Quốc (CCB) là một trong những ngân hàng quốc doanh lớn, đích nhắm kêu gọi cải tổ của Thủ tướng Ôn Gia Bảo.

Ngân hàng Xây dựng Trung Quốc (CCB) là một trong những ngân hàng quốc doanh lớn,
đích nhắm kêu gọi cải tổ của Thủ tướng Ôn Gia Bảo.

Các nhà phân tích nói những ngân hàng đó đã kiếm một số trong khoản lợi nhuận khổng lồ từ sự thiệt thòi của các hộ dân, vốn nhận được lãi suất tiền gửi rất thấp nhưng phải trả lãi suất cao khi phải đi vay mượn.

Các doanh nghiệp tư nhân cũng phàn nàn về hệ thống tài chính, nói các ngân hàng quốc doanh lớn “phân biệt đối xử” khi cho vay, ưu tiên các công ty sở hữu nhà nước hơn, trong khi buộc nhiều doanh nghiệp tư nhân phải trả lãi suất cao hơn trên thị trường chợ đen.

Một loạt vụ bê bối xảy ra gần đây ở các vùng duyên hải liên quan đến hoạt động ngân hàng ngầm và các doanh nghiệp vướng những khoản nợ khổng lồ càng làm tăng nhu cầu cải tổ.

Nhiều người dân, do chứng kiến lãi suất tiền gửi quá thấp, đã đầu tư vào bất động sản và cho vay tư nhân với hy vọng gia tăng lợi nhuận. Bắc Kinh công bố hồi tuần trước rằng sẽ thành lập một dự án ở Wenzhou, thuộc tỉnh duyên hải Zhejiang, để cho phép cư dân dễ đầu tư ra nước ngoài hơn, và giới thiệu các chi nhánh cho vay tư nhân, bao gồm các ngân hàng do làng quản lý và điều hành.

Nhưng ngân hàng không phải là ngành duy nhất bị độc quyền ở Trung Quốc. Còn có những công ty quốc doanh lớn hoạt động trong lĩnh vực dầu mỏ, viễn thông và đều có lợi nhuận lớn nhưng gần đây bị công chúng phản đối và chỉ trích vì giá cao.

Các tin khác