Từ thành công của quả vải

Trái vải sẽ không phải phụ thuộc nhiều vào những thị trường xuất khẩu truyền thống như Trung Quốc tuy dễ dãi nhưng lại rất bấp bênh. Tất nhiên, để có thể đáp ứng được số lượng vải thiều lớn cho xuất khẩu sang những thị trường khó tính, chúng ta còn phải làm rất nhiều việc, như mở rộng vùng trồng vải đạt tiêu chuẩn xuất khẩu; nghiên cứu để có thể bảo quản trái vải được lâu hơn; từ đó có thể vận chuyển đường thủy giúp hạ được giá thành rất nhiều so với đi máy bay, giúp trái vải Việt Nam gia tăng tính cạnh tranh khi xuất khẩu. Hơn ai hết, trái vải xuất khẩu thành công người vui mừng nhất là bà con nông dân.
 

Mùa thu hoạch năm nay, trái vải Việt Nam nhận được khá nhiều tin vui, trong đó những thông tin như trái vải xuất khẩu đi Hoa Kỳ, Pháp, Australia… Tất cả những thông tin này đều được nhiều sự quan tâm của dư luận. Mặc dù số lượng xuất đi những thị trường này còn khá khiêm tốn, nhưng đó cũng được xem là tín hiệu đáng mừng, bởi nếu năm nay thành công con đường xuất ngoại của vải Việt Nam sẽ thênh thang hơn.

Trái vải sẽ không phải phụ thuộc nhiều vào những thị trường xuất khẩu truyền thống như Trung Quốc tuy dễ dãi nhưng lại rất bấp bênh. Tất nhiên, để có thể đáp ứng được số lượng vải thiều lớn cho xuất khẩu sang những thị trường khó tính, chúng ta còn phải làm rất nhiều việc, như mở rộng vùng trồng vải đạt tiêu chuẩn xuất khẩu; nghiên cứu để có thể bảo quản trái vải được lâu hơn; từ đó có thể vận chuyển đường thủy giúp hạ được giá thành rất nhiều so với đi máy bay, giúp trái vải Việt Nam gia tăng tính cạnh tranh khi xuất khẩu. Hơn ai hết, trái vải xuất khẩu thành công người vui mừng nhất là bà con nông dân.

Từ câu chuyện thành công bước đầu của trái vải, rất nhiều ý kiến mong muốn các cơ quan chức năng có thể nhân rộng ra với nhiều sản phẩm nông sản của Việt Nam. Câu chuyện dưa hấu, hành tím không tiêu thụ được, phải nhờ vào những chiến dịch hỗ trợ của một số cơ quan, ban ngành thời gian vừa qua đã được báo chí nhắc đến khá nhiều.

Trong buổi trả lời chất vấn mới đây, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát cho biết câu chuyện hành tím ở Sóc Trăng có nguyên nhân chính do 70% sản lượng là xuất khẩu, chủ yếu sang Indonesia, trong khi Indonesia đã dừng nhập khẩu từ cuối năm 2014. Khi một cánh cửa đóng lại, việc tìm kiếm cánh cửa khác là hết sức quan trọng và việc này cần trợ lực của các cơ quan chức năng.

Và cũng như vải, song hành với việc tìm kiếm thị trường, việc quy hoạch, hướng nông dân làm theo những mô hình đạt tiêu chuẩn rất quan trọng. Bởi nếu chờ có được thị trường mới, lúc đó mới lo quy hoạch vùng trồng, rõ ràng khả năng tận dụng cơ hội sẽ chậm đi một nhịp.

Tất nhiên, nói về câu chuyện hành hay dưa không phải nói toàn cảnh nông sản, vì chúng ta vẫn có những sản phẩm đạt kết quả xuất khẩu khả quan. Song về đường dài, nông sản Việt Nam vẫn cần có những định hướng chiến lược để có thể mang về giá trị cao. Ngay một lúc sẽ khó để làm tất cả, nhưng cần có chiến lược cụ thể, rõ ràng cho từng sản phẩm trong từng thời điểm, đi từng thị trường. Và cùng song hành với các cơ quan chức năng, đương nhiên không thể thiếu vai trò của DNvà cả người nông dân.

Các tin khác