Kể từ ngày 20 tháng 10, tỷ lệ thống trị của Bitcoin đã giảm sau khi đạt mức cao 47,72%. Trong suốt quá trình giảm, nó đã đi theo một đường kháng cự giảm dần. Điều này dẫn đến mức thấp 39,95% vào ngày 9 tháng 12. Mức thấp được tạo ra rất gần với vùng hỗ trợ dài hạn 39,50%.
Vào ngày 12 tháng 12, tỷ lệ thống trị đã tăng trở lại sau đó và bứt phá lên trên đường kháng cự giảm dần. Nếu nó tiếp tục tăng, vùng kháng cự chính sẽ được tìm thấy ở 44%. Mục tiêu này vừa là mức kháng cự Fib (mức thoái lui, đây là một chỉ báo được phát minh ra bởi nhà toán học Leonard Fibonacci) thoái lui 0,5 vừa là vùng kháng cự ngang.
Các chỉ báo kỹ thuật đang bắt đầu cho tín hiệu tăng giá. MACD (Đường trung bình động phân kỳ hội tụ) đang tăng và gần cắt vào vùng dương. MACD được tạo bởi các đường trung bình động ngắn hạn và dài hạn (MA), và đây là dấu hiệu cho thấy MA ngắn hạn đang tăng tốc độ so với đường MA dài hạn.
Tương tự, chỉ báo RSI (chỉ số Sức mạnh Tương đối) đang dốc lên và nằm ở đường 50. Các chỉ báo này thường được coi là dấu hiệu của một xu hướng tăng giá.
Biểu đồ BTCD hàng ngày | Nguồn: TradingView
Trader @TradingTank đã tuyên bố rằng chỉ báo OBV (khối lượng cân bằng), đo lường sự thay đổi khối lượng, đang hiển thị đáy trên BTCD. Mặc dù điều này vẫn chưa được xác nhận, nhưng MACD và RSI cũng đang có dấu hiệu tạo đáy tiềm năng.
Xu hướng tiếp tục giảm trong dài hạn
Bất chấp sự phục hồi liên tục trong khung thời gian hàng ngày, biểu đồ hàng tuần vẫn vẽ ra một bức tranh giảm giá.
Chỉ báo RSI hàng tuần đã tạo ra sự phân kỳ giảm giá ẩn (đường màu đỏ). Mô hình tương tự này đã xảy ra trước đợt giảm mạnh xuống vùng 40%. Hơn nữa, chỉ báo vẫn đang nằm dưới 50 và MACD nằm trong vùng âm.
Vào tháng 12 năm 2020, động thái giảm bắt đầu có vẻ như đã hoàn thành 4 sóng của 1 xung lượng giảm. Do đó, BTCD có thể giảm thêm một đợt nữa để hoàn thành làn sóng thứ năm và cuối cùng.
Các chỉ báo từ khung thời gian hàng tuần cho thấy rằng mặc dù giá có thể phục hồi trong ngắn hạn nhưng xu hướng dự kiến sẽ tiếp tục giảm trong dài hạn.