Bên lề Hội nghị Diễn đàn Kinh tế thế giới về ASEAN 2018 (WEF ASEAN 2018) được tổ chức tại Hà Nội (từ ngày 11-13/9), phóng viên đã có cuộc trao đổi với Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Kim Anh xung quanh những kết quả hợp tác giữa ngành ngân hàng Việt Nam và ngân hàng các nước trong khối ASEAN thời gian qua.
Khách hàng là trung tâm
- Thưa Phó Thống đốc, cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ đem lại điều gì cho toàn ngành Ngân hàng trong khối ASEAN nói chung và ngành ngân hàng Việt Nam nói riêng?
Phó Thống đốc Nguyễn Kim Anh: Cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 tạo ra những đột phá trong ứng dụng công nghệ, thay đổi cách chúng ta sản xuất, sinh sống, làm việc và tương tác lẫn nhau; xác định lại các giá trị và tạo ra các sản phẩm, dịch vụ hoàn toàn mới. Các ngân hàng trong khối ASEAN nói chung và ngành ngân hàng Việt Nam cũng không nằm ngoài vòng ảnh hưởng của cuộc cách mạng này.
Cuộc Cách mạng 4.0 sẽ mở ra rất nhiều cơ hội phát triển mới cho ngành ngân hàng Việt Nam trên nhiều khía cạnh khác nhau. Cụ thể như gia tăng việc tiếp cận thị trường quốc tế, tạo cơ hội tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu cho các ngân hàng trong nước. Các ngân hàng Việt Nam cũng có cơ hội tiếp cận và tham gia vào một sân chơi kinh doanh bình đẳng mang tính chất toàn cầu, có tính chuyên nghiệp cao; đồng thời người tiêu dùng Việt Nam sẽ được hưởng nhiều hơn những lợi ích từ sân chơi này.
Bên cạnh đó, sự phát triển như vũ bão của công nghệ đã trao quyền cho khách hàng, làm cho khách hàng dần trở thành trung tâm, là cơ sở để xây dựng các sản phẩm, dịch vụ, phương thức bán và tiếp cận của ngân hàng. Không những thế, Cách mạng công nghiệp 4.0 cũng mở ra cơ hội tiếp cận số lượng lớn khách hàng tại nhiều vùng sâu, vùng xa, góp phần đẩy mạnh tài chính toàn diện.
Cách mạng công nghiệp 4.0 cũng giúp chuyển dịch kênh phân phối sản phẩm, dịch vụ ngân hàng truyền thống từ các chi nhánh, quầy giao dịch, ATM vật lý sang các kênh số hóa, giúp cho ngân hàng tương tác khách hàng nhiều và hiệu quả hơn; giúp các ngân hàng thay đổi mô hình kinh doanh, quy trình nghiệp vụ, cấu trúc sản phẩm, dịch vụ theo hướng số hóa, giảm chi phí giao dịch và quản lý, tăng năng lực cạnh tranh, tiếp cận và khai thác dữ liệu lớn, đa dạng hóa danh mục sản phẩm.
Tuy nhiên, bên cạnh những cơ hội mở ra, ngành ngân hàng cũng đồng thời phải đối mặt với những thách thức không nhỏ trong việc hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho hoạt động ngân hàng thích ứng với bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0. Thay đổi mô hình quản trị điều hành, mô hình kinh doanh, cấu trúc sản phẩm dịch vụ nhằm thích ứng với những điều kiện kinh tế, công nghệ mới. Bên cạnh đó, còn có thách thức nguồn nhân lực công nghệ chất lượng cao; rủi ro an ninh mạng và bảo vệ bí mật thông tin khách hàng trong kỷ nguyên số…
Đầu tư nhân lực chất lượng cao
- Chủ đề của Diễn đàn là “ASEAN 4.0: Tinh thần doanh nghiệp và Cách mạng công nghiệp 4.0”. Vậy, ngành ngân hàng đã đề cập đến vấn đề này như thế nào, thưa ông?
Phó Thống đốc Nguyễn Kim Anh: Hội nghị Diễn đàn Kinh tế thế giới về ASEAN năm 2018 với chủ đề “Tinh thần doanh nghiệp và Cách mạng công nghiệp 4.0” là hoạt động đối ngoại đa phương lớn nhất của Việt Nam năm 2018, góp phần tích cực củng cố sự đoàn kết và quảng bá hình ảnh một ASEAN phát triển năng động, sáng tạo. Riêng đối với ngành ngân hàng Việt Nam, có thể đề cập đến vấn đề này theo khía cạnh thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong nội bộ bản thân các ngân hàng và thúc đẩy đổi mới từ bên ngoài thông qua tăng cường hợp tác ngân hàng - doanh nghiệp Fintech nhằm thích ứng, phát triển bền vững trong kỷ nguyên 4.0.
Cụ thể: thứ nhất, phát triển theo hướng ngân hàng số dựa trên tăng cường đầu tư, ứng dụng khai thác các công nghệ 4.0, công nghệ số. Mục tiêu cuối cùng là giúp các ngân hàng thương mại có thể tiến hành mô hình kinh doanh, quản trị, điều hành ngân hàng, cung ứng sản phẩm - dịch vụ trên nền tảng số, đem lại lợi ích như tăng doanh thu, giảm chi phí, nâng cao hiệu quả hoạt động, tăng sự gắn kết với khách hàng.
Các ngân hàng Việt Nam thời gian tới sẽ tiếp tục tập trung đầu tư, triển khai các công nghệ, giải pháp tiên tiến như: Điện toán đám mây, phân tích dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo, tự động hóa quy trình bằng robot, chia sẻ dữ liệu qua giao diện chương trình ứng dụng mở, công nghệ chuỗi khối… và đầu tư cho nguồn nhân lực chất lượng cao 4.0 để thay đổi toàn diện quy trình xử lý nội bộ, tái cấu trúc mô hình kinh doanh theo hướng đơn giản - tinh gọn, số hóa, tự động thông minh và tối ưu hóa các kênh giao tiếp với khách hàng theo hướng đa kênh, đồng nhất, lấy khách hàng làm trung tâm.
Thứ hai, về hợp tác ngân hàng với các doanh nghiệp Fintech, các ngân hàng Việt Nam thời gian qua đã có sự chủ động hợp tác với Fintech và đạt được một số kết quả khả quan như ứng dụng thanh toán di động, ví điện tử tiện ích và phù hợp, phục vụ cho người dân ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa.
Khách hàng là trung tâm
- Thưa Phó Thống đốc, cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ đem lại điều gì cho toàn ngành Ngân hàng trong khối ASEAN nói chung và ngành ngân hàng Việt Nam nói riêng?
Phó Thống đốc Nguyễn Kim Anh: Cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 tạo ra những đột phá trong ứng dụng công nghệ, thay đổi cách chúng ta sản xuất, sinh sống, làm việc và tương tác lẫn nhau; xác định lại các giá trị và tạo ra các sản phẩm, dịch vụ hoàn toàn mới. Các ngân hàng trong khối ASEAN nói chung và ngành ngân hàng Việt Nam cũng không nằm ngoài vòng ảnh hưởng của cuộc cách mạng này.
Cuộc Cách mạng 4.0 sẽ mở ra rất nhiều cơ hội phát triển mới cho ngành ngân hàng Việt Nam trên nhiều khía cạnh khác nhau. Cụ thể như gia tăng việc tiếp cận thị trường quốc tế, tạo cơ hội tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu cho các ngân hàng trong nước. Các ngân hàng Việt Nam cũng có cơ hội tiếp cận và tham gia vào một sân chơi kinh doanh bình đẳng mang tính chất toàn cầu, có tính chuyên nghiệp cao; đồng thời người tiêu dùng Việt Nam sẽ được hưởng nhiều hơn những lợi ích từ sân chơi này.
Bên cạnh đó, sự phát triển như vũ bão của công nghệ đã trao quyền cho khách hàng, làm cho khách hàng dần trở thành trung tâm, là cơ sở để xây dựng các sản phẩm, dịch vụ, phương thức bán và tiếp cận của ngân hàng. Không những thế, Cách mạng công nghiệp 4.0 cũng mở ra cơ hội tiếp cận số lượng lớn khách hàng tại nhiều vùng sâu, vùng xa, góp phần đẩy mạnh tài chính toàn diện.
Cách mạng công nghiệp 4.0 cũng giúp chuyển dịch kênh phân phối sản phẩm, dịch vụ ngân hàng truyền thống từ các chi nhánh, quầy giao dịch, ATM vật lý sang các kênh số hóa, giúp cho ngân hàng tương tác khách hàng nhiều và hiệu quả hơn; giúp các ngân hàng thay đổi mô hình kinh doanh, quy trình nghiệp vụ, cấu trúc sản phẩm, dịch vụ theo hướng số hóa, giảm chi phí giao dịch và quản lý, tăng năng lực cạnh tranh, tiếp cận và khai thác dữ liệu lớn, đa dạng hóa danh mục sản phẩm.
Tuy nhiên, bên cạnh những cơ hội mở ra, ngành ngân hàng cũng đồng thời phải đối mặt với những thách thức không nhỏ trong việc hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho hoạt động ngân hàng thích ứng với bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0. Thay đổi mô hình quản trị điều hành, mô hình kinh doanh, cấu trúc sản phẩm dịch vụ nhằm thích ứng với những điều kiện kinh tế, công nghệ mới. Bên cạnh đó, còn có thách thức nguồn nhân lực công nghệ chất lượng cao; rủi ro an ninh mạng và bảo vệ bí mật thông tin khách hàng trong kỷ nguyên số…
Đầu tư nhân lực chất lượng cao
- Chủ đề của Diễn đàn là “ASEAN 4.0: Tinh thần doanh nghiệp và Cách mạng công nghiệp 4.0”. Vậy, ngành ngân hàng đã đề cập đến vấn đề này như thế nào, thưa ông?
Phó Thống đốc Nguyễn Kim Anh: Hội nghị Diễn đàn Kinh tế thế giới về ASEAN năm 2018 với chủ đề “Tinh thần doanh nghiệp và Cách mạng công nghiệp 4.0” là hoạt động đối ngoại đa phương lớn nhất của Việt Nam năm 2018, góp phần tích cực củng cố sự đoàn kết và quảng bá hình ảnh một ASEAN phát triển năng động, sáng tạo. Riêng đối với ngành ngân hàng Việt Nam, có thể đề cập đến vấn đề này theo khía cạnh thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong nội bộ bản thân các ngân hàng và thúc đẩy đổi mới từ bên ngoài thông qua tăng cường hợp tác ngân hàng - doanh nghiệp Fintech nhằm thích ứng, phát triển bền vững trong kỷ nguyên 4.0.
Cụ thể: thứ nhất, phát triển theo hướng ngân hàng số dựa trên tăng cường đầu tư, ứng dụng khai thác các công nghệ 4.0, công nghệ số. Mục tiêu cuối cùng là giúp các ngân hàng thương mại có thể tiến hành mô hình kinh doanh, quản trị, điều hành ngân hàng, cung ứng sản phẩm - dịch vụ trên nền tảng số, đem lại lợi ích như tăng doanh thu, giảm chi phí, nâng cao hiệu quả hoạt động, tăng sự gắn kết với khách hàng.
Các ngân hàng Việt Nam thời gian tới sẽ tiếp tục tập trung đầu tư, triển khai các công nghệ, giải pháp tiên tiến như: Điện toán đám mây, phân tích dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo, tự động hóa quy trình bằng robot, chia sẻ dữ liệu qua giao diện chương trình ứng dụng mở, công nghệ chuỗi khối… và đầu tư cho nguồn nhân lực chất lượng cao 4.0 để thay đổi toàn diện quy trình xử lý nội bộ, tái cấu trúc mô hình kinh doanh theo hướng đơn giản - tinh gọn, số hóa, tự động thông minh và tối ưu hóa các kênh giao tiếp với khách hàng theo hướng đa kênh, đồng nhất, lấy khách hàng làm trung tâm.
Thứ hai, về hợp tác ngân hàng với các doanh nghiệp Fintech, các ngân hàng Việt Nam thời gian qua đã có sự chủ động hợp tác với Fintech và đạt được một số kết quả khả quan như ứng dụng thanh toán di động, ví điện tử tiện ích và phù hợp, phục vụ cho người dân ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa.
- Xin ông cho biết ngành ngân hàng đã chuẩn bị thế nào cho cách mạng công nghiệp 4.0?
Phó Thống đốc Nguyễn Kim Anh: Trên cơ sở định hướng, chỉ đạo từ Chính phủ về việc tăng cường năng lực tiếp cận Cách mạng công nghiệp 4.0, Ngân hàng Nhà nước đã tích cực chỉ đạo, định hướng nghiên cứu, đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ số trong ngành ngân hàng.
Phó Thống đốc Nguyễn Kim Anh: Trên cơ sở định hướng, chỉ đạo từ Chính phủ về việc tăng cường năng lực tiếp cận Cách mạng công nghiệp 4.0, Ngân hàng Nhà nước đã tích cực chỉ đạo, định hướng nghiên cứu, đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ số trong ngành ngân hàng.
Trong đó đặc biệt chú trọng khuyến khích phát triển mảng ngân hàng số (digital banking) trong bối cảnh nền kinh tế số ngày càng trở thành xu hướng rõ nét tại Việt Nam, giúp các ngân hàng Việt Nam chủ động thực hiện chuyển đổi số, tối ưu các quy trình nghiệp vụ, cải thiện hiệu quả vận hành, nâng cao trải nghiệm khách hàng và tiến tới mô hình kinh doanh số hoàn chỉnh.
Để hỗ trợ phát triển ngân hàng số, Ngân hàng Nhà nước đang tích cực rà soát, nghiên cứu và hoàn thiện hành lang pháp lý cho hoạt động của ngân hàng số. Trong đó tập trung trước mắt là sửa đổi, bổ sung hành lang pháp lý về nhận diện khách hàng bằng phương thức điện tử (e-KYC) đảm bảo nhận diện, xác thực chính xác khách hàng dựa trên nền tảng các công nghệ tiên tiến như sinh trắc học, trí tuệ nhân tạo.
Phối hợp với Bộ, ngành liên quan cho phép thực hiện định danh khách hàng, xác thực giao dịch qua kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa ngân hàng với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; nghiên cứu quy định thích hợp về ứng dụng điện toán đám mây trong hoạt động của ngành ngân hàng; xây dựng, đưa vào hoạt động Hệ thống bù trừ điện tử tự động (ACH) phục vụ cho các giao dịch thanh toán bán lẻ với tính năng hoạt động 24/7, thanh toán thời gian thực, đa kênh, đa phương tiện dự kiến hệ thống được đưa vào vận hành đầu năm 2019.
Ngoài ra, ngành ngân hàng Việt Nam cũng đang tích cực nghiên cứu, ứng dụng các giải pháp, công nghệ mới đột phá như: Các giải pháp thanh toán đổi mới, sáng tạo (thanh toán di động qua mã QR chuẩn hóa - QR Code Mobile Payment, công nghệ thanh toán thẻ chíp đối với thẻ nội địa…); nền tảng kết nối, chia sẻ dữ liệu mở qua giao diện lập trình ứng dụng (open API); phân tích dữ liệu lớn (Big Data Analytics), trí tuệ nhân tạo (A.I)… nhằm phát triển các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng thích ứng với bối cảnh số hóa, đáp ứng kỳ vọng ngày càng cao của khách hàng cá nhân, doanh nghiệp trong kỷ nguyên số.
Trong tương lai gần, một số ngân hàng Việt Nam tiên phong trong đổi mới, sáng tạo sẽ đầu tư mạnh mẽ về công nghệ, nguồn nhân lực, thu hút nhân tài, không ngừng cải tiến, hợp tác với doanh nghiệp Fintech để trở thành những ngân hàng số thực thụ, phù hợp với xu hướng phát triển chung của các ngân hàng hàng đầu trong khu vực ASEAN.
- Là một thành viên trong khối ASEAN, ngành ngân hàng Việt Nam đã có những sáng kiến, đóng góp đáng chú ý nào cho hoạt động chung?
Phó Thống đốc Nguyễn Kim Anh: Chúng tôi thường xuyên quán triệt nhận thức rằng lĩnh vực ngân hàng hội nhập nghĩa là cạnh tranh mạnh hơn, chất lượng dịch vụ tốt hơn, qua đó sẽ thúc đẩy thương mại và đầu tư nội khối.
Xác định kinh tế, trong đó có lĩnh vực tài chính - ngân hàng, là một trong ba trụ cột chính trong lộ trình xây dựng một Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) có khả năng cạnh tranh cao và phát triển bền vững, Ngân hàng Nhà nước đã và đang cùng các thành viên ASEAN tích cực làm việc, trao đổi tại các Nhóm công tác về tự do hóa tài khoản vốn (WC-CAL),
Để hỗ trợ phát triển ngân hàng số, Ngân hàng Nhà nước đang tích cực rà soát, nghiên cứu và hoàn thiện hành lang pháp lý cho hoạt động của ngân hàng số. Trong đó tập trung trước mắt là sửa đổi, bổ sung hành lang pháp lý về nhận diện khách hàng bằng phương thức điện tử (e-KYC) đảm bảo nhận diện, xác thực chính xác khách hàng dựa trên nền tảng các công nghệ tiên tiến như sinh trắc học, trí tuệ nhân tạo.
Phối hợp với Bộ, ngành liên quan cho phép thực hiện định danh khách hàng, xác thực giao dịch qua kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa ngân hàng với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; nghiên cứu quy định thích hợp về ứng dụng điện toán đám mây trong hoạt động của ngành ngân hàng; xây dựng, đưa vào hoạt động Hệ thống bù trừ điện tử tự động (ACH) phục vụ cho các giao dịch thanh toán bán lẻ với tính năng hoạt động 24/7, thanh toán thời gian thực, đa kênh, đa phương tiện dự kiến hệ thống được đưa vào vận hành đầu năm 2019.
Ngoài ra, ngành ngân hàng Việt Nam cũng đang tích cực nghiên cứu, ứng dụng các giải pháp, công nghệ mới đột phá như: Các giải pháp thanh toán đổi mới, sáng tạo (thanh toán di động qua mã QR chuẩn hóa - QR Code Mobile Payment, công nghệ thanh toán thẻ chíp đối với thẻ nội địa…); nền tảng kết nối, chia sẻ dữ liệu mở qua giao diện lập trình ứng dụng (open API); phân tích dữ liệu lớn (Big Data Analytics), trí tuệ nhân tạo (A.I)… nhằm phát triển các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng thích ứng với bối cảnh số hóa, đáp ứng kỳ vọng ngày càng cao của khách hàng cá nhân, doanh nghiệp trong kỷ nguyên số.
Trong tương lai gần, một số ngân hàng Việt Nam tiên phong trong đổi mới, sáng tạo sẽ đầu tư mạnh mẽ về công nghệ, nguồn nhân lực, thu hút nhân tài, không ngừng cải tiến, hợp tác với doanh nghiệp Fintech để trở thành những ngân hàng số thực thụ, phù hợp với xu hướng phát triển chung của các ngân hàng hàng đầu trong khu vực ASEAN.
- Là một thành viên trong khối ASEAN, ngành ngân hàng Việt Nam đã có những sáng kiến, đóng góp đáng chú ý nào cho hoạt động chung?
Phó Thống đốc Nguyễn Kim Anh: Chúng tôi thường xuyên quán triệt nhận thức rằng lĩnh vực ngân hàng hội nhập nghĩa là cạnh tranh mạnh hơn, chất lượng dịch vụ tốt hơn, qua đó sẽ thúc đẩy thương mại và đầu tư nội khối.
Xác định kinh tế, trong đó có lĩnh vực tài chính - ngân hàng, là một trong ba trụ cột chính trong lộ trình xây dựng một Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) có khả năng cạnh tranh cao và phát triển bền vững, Ngân hàng Nhà nước đã và đang cùng các thành viên ASEAN tích cực làm việc, trao đổi tại các Nhóm công tác về tự do hóa tài khoản vốn (WC-CAL),
Tự do hóa dịch vụ tài chính (WC-FSL), Khuôn khổ hội nhập ngân hàng ASEAN (WC-ABIF), Hệ thống thanh toán (WC-PSS), Tài chính toàn diện (WC-FINC) để đảm bảo ASEAN sẽ đưa ra được những cải cách, quy định không chỉ mang lại lợi ích cho các nước trong khối khi AEC được chính thức hình thành từ ngày 31/12/2015 mà còn phù hợp với các tiêu chuẩn của thế giới, thu hút đầu tư và thương mại từ bên ngoài đến với khu vực ASEAN.
Đặc biệt, trong tiến trình hợp tác này, Ngân hàng Nhà nước là đồng chủ trì với Ngân hàng Trung ương Philippines trong 3 nhiệm kỳ công tác của WC-ABIF và WC-CAL, đặt các cột mốc trong việc xây dựng và từng bước triển khai kế hoạch hành động chiến lược (SAP) cho từng nhóm, phù hợp với tầm nhìn AEC 2025.
Trong khuôn khổ WC-FINC, bên cạnh trọng tâm hỗ trợ xây dựng chiến lược quốc gia về tài chính toàn diện và nâng cao nhận thức về giáo dục tài chính và kiến thức về tài chính, Việt Nam đang chủ động phối hợp với các thành viên ASEAN đẩy mạnh ứng dụng kỹ thuật số trong công tác tiếp cận tài chính toàn diện, đưa dịch vụ ngân hàng đến gần với người dân hơn.
Ngoài ra, Việt Nam cũng đang tích cực thúc đẩy các sáng kiến hợp tác về Fintech trong khuôn khổ ASEAN như phối hợp nghiên cứu, chia sẻ kinh nghiệm trong việc phát triển, quản lý, xây dựng khuôn khổ pháp lý thử nghiệm cho các sản phẩm tài chính mới…
- Trong thời gian qua, tội phạm công nghệ cao trong ngành ngân hàng rất tinh vi. Vậy ngành ngân hàng Việt Nam và các ngân hàng trong khối ASEAN đã phối hợp với nhau như thế nào để hạn chế mức thấp nhất rủi ro?
Phó Thống đốc Nguyễn Kim Anh: Thời gian qua, tội phạm công nghệ cao trong ngành ngân hàng diễn biến phức tạp với nhiều hình thức tinh vi, đến từ nhiều quốc gia trên thế giới. Trong khi đó hệ thống ngân hàng phần lớn đã kết nối mạng trực tuyến, mạng Internet thì các ngân hàng đều có thể đối mặt với các nguy cơ thách thức về tội phạm mạng trên toàn cầu.
Đặc biệt, trong tiến trình hợp tác này, Ngân hàng Nhà nước là đồng chủ trì với Ngân hàng Trung ương Philippines trong 3 nhiệm kỳ công tác của WC-ABIF và WC-CAL, đặt các cột mốc trong việc xây dựng và từng bước triển khai kế hoạch hành động chiến lược (SAP) cho từng nhóm, phù hợp với tầm nhìn AEC 2025.
Trong khuôn khổ WC-FINC, bên cạnh trọng tâm hỗ trợ xây dựng chiến lược quốc gia về tài chính toàn diện và nâng cao nhận thức về giáo dục tài chính và kiến thức về tài chính, Việt Nam đang chủ động phối hợp với các thành viên ASEAN đẩy mạnh ứng dụng kỹ thuật số trong công tác tiếp cận tài chính toàn diện, đưa dịch vụ ngân hàng đến gần với người dân hơn.
Ngoài ra, Việt Nam cũng đang tích cực thúc đẩy các sáng kiến hợp tác về Fintech trong khuôn khổ ASEAN như phối hợp nghiên cứu, chia sẻ kinh nghiệm trong việc phát triển, quản lý, xây dựng khuôn khổ pháp lý thử nghiệm cho các sản phẩm tài chính mới…
- Trong thời gian qua, tội phạm công nghệ cao trong ngành ngân hàng rất tinh vi. Vậy ngành ngân hàng Việt Nam và các ngân hàng trong khối ASEAN đã phối hợp với nhau như thế nào để hạn chế mức thấp nhất rủi ro?
Phó Thống đốc Nguyễn Kim Anh: Thời gian qua, tội phạm công nghệ cao trong ngành ngân hàng diễn biến phức tạp với nhiều hình thức tinh vi, đến từ nhiều quốc gia trên thế giới. Trong khi đó hệ thống ngân hàng phần lớn đã kết nối mạng trực tuyến, mạng Internet thì các ngân hàng đều có thể đối mặt với các nguy cơ thách thức về tội phạm mạng trên toàn cầu.
Một sự cố an ninh tại một ngân hàng đều có thể xảy ra tại một ngân hàng khác. Do đó cần thiết phải có sự hợp tác quốc tế trong việc chia sẻ thông tin về tình hình an ninh mạng, chia sẻ các sự cố an ninh để kịp thời triển khai các phòng chống trong toàn ngành, giảm thiểu các rủi ro sự cố tương tự xảy ra.
Trước tình hình trên, công tác phối hợp quốc tế trong khối ASEAN của Ngân hàng Nhà nước về phòng chống tội phạm công nghệ cao là rất cần thiết.
Trong khuôn khổ hợp tác giữa Ngân hàng Trung ương các nước ASEAN, ngoài việc hợp tác trong việc quản lý, xây dựng chính sách về nghiệp vụ ngân hàng, tài chính, Ngân hàng Trung ương các nước cũng đã quan tâm tổ chức nhiều diễn đàn, hội thảo và trao đổi hợp tác về phòng chống các nguy cơ, thách thức về an ninh mạng.
Cụ thể, tháng 4/2018 tại Hội nghị Thống đốc Ngân hàng Trung ương ASEAN tại Singapore thì 1 trong 4 nội dung trao đổi chính là an toàn không gian mạng; tháng 8/2017, Ngân hàng Nhà nước đã cử 3 cán bộ tham gia Diễn đàn đối thoại chính sách về An ninh mạng và tham gia tập huấn về quản trị khả năng thích ứng trước thách thức an ninh mạng tại Malaysia do Liên minh tài chính toàn diện - Nhóm công tác ASEAN về tài chính toàn diện tổ chức.
Trên thế giới hiện nay có Trung tâm phân tích và chia sẻ thông tin dịch vụ tài chính (FS-ISAC) với khoảng 7.000 tổ chức tài chính từ 40 quốc gia khác nhau là thành viên. FS-ISAC đã trở thành đầu mối tập trung thông tin và có khả năng cảnh báo về an ninh, đặc biệt là an ninh không gian mạng tới các thành viên. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã phối hợp với FS-ISAC và VNISA tổ chức hội thảo về phân tích dữ liệu và các ứng phó với tấn công mạng trong hệ thống ngân hàng tài chính và giới thiệu về việc tham gia FS-ISAC cho các ngân hàng Việt Nam.
Bên cạnh đó Ngân hàng Nhà nước cũng đang thực hiện thủ tục để tham gia Diễn đàn chia sẻ thông tin của Ngân hàng Trung ương, các cơ quan quản lý và giám sát CERES để hợp tác, chia sẻ thông tin về an ninh mạng với Ngân hàng Trung ương các nước./.
- Xin trân trọng cảm ơn ông!
Trước tình hình trên, công tác phối hợp quốc tế trong khối ASEAN của Ngân hàng Nhà nước về phòng chống tội phạm công nghệ cao là rất cần thiết.
Trong khuôn khổ hợp tác giữa Ngân hàng Trung ương các nước ASEAN, ngoài việc hợp tác trong việc quản lý, xây dựng chính sách về nghiệp vụ ngân hàng, tài chính, Ngân hàng Trung ương các nước cũng đã quan tâm tổ chức nhiều diễn đàn, hội thảo và trao đổi hợp tác về phòng chống các nguy cơ, thách thức về an ninh mạng.
Cụ thể, tháng 4/2018 tại Hội nghị Thống đốc Ngân hàng Trung ương ASEAN tại Singapore thì 1 trong 4 nội dung trao đổi chính là an toàn không gian mạng; tháng 8/2017, Ngân hàng Nhà nước đã cử 3 cán bộ tham gia Diễn đàn đối thoại chính sách về An ninh mạng và tham gia tập huấn về quản trị khả năng thích ứng trước thách thức an ninh mạng tại Malaysia do Liên minh tài chính toàn diện - Nhóm công tác ASEAN về tài chính toàn diện tổ chức.
Trên thế giới hiện nay có Trung tâm phân tích và chia sẻ thông tin dịch vụ tài chính (FS-ISAC) với khoảng 7.000 tổ chức tài chính từ 40 quốc gia khác nhau là thành viên. FS-ISAC đã trở thành đầu mối tập trung thông tin và có khả năng cảnh báo về an ninh, đặc biệt là an ninh không gian mạng tới các thành viên. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã phối hợp với FS-ISAC và VNISA tổ chức hội thảo về phân tích dữ liệu và các ứng phó với tấn công mạng trong hệ thống ngân hàng tài chính và giới thiệu về việc tham gia FS-ISAC cho các ngân hàng Việt Nam.
Bên cạnh đó Ngân hàng Nhà nước cũng đang thực hiện thủ tục để tham gia Diễn đàn chia sẻ thông tin của Ngân hàng Trung ương, các cơ quan quản lý và giám sát CERES để hợp tác, chia sẻ thông tin về an ninh mạng với Ngân hàng Trung ương các nước./.
- Xin trân trọng cảm ơn ông!