Lên kịch bản
Khu đất rộng hơn 6.300m2 tại địa chỉ nêu trên do Vinafood 2 quản lý, sử dụng và bố trí làm nhà ở cho cán bộ nhân viên từ năm 1975 đến nay. Năm 2008, khu đất này đã được các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt công năng là khách sạn, cao ốc văn phòng, trung tâm thương mại cho thuê. Quá trình triển khai, dự án dường như dẫm chân tại chỗ do vướng bồi thường giải phóng mặt bằng, hụt vốn do lĩnh vực kinh doanh chính của Vinafood 2 liên tục thua lỗ.
Tại thời điểm năm 2008, giá trị khu đất và tài sản trên đất được tính để chuyển đổi mục đích sử dụng đất 633,5 tỷ đồng. Vinafood 2 nhận giấy chứng nhận sử dụng ngày 11-9-2010, nhưng thực tế khu đất vẫn còn 34 hộ dân đang lưu trú chưa được đền bù giải tỏa.
Năm 2015, Vinafood 2 họp HĐTV, ban hành nghị quyết thống nhất chủ trương liên kết với Công ty TNHH Thương mại - Quảng cáo - Xây dựng - Địa ốc Việt Hân (Việt Hân), thành lập liên doanh Công ty TNHH hai thành viên Việt Hân Sài Gòn thực hiện dự án. Công ty liên doanh này có vốn điều lệ 800 tỷ đồng, trong đó Vinafood 2 góp 20%, bằng toàn bộ giá trị tài sản trên đất và một phần giá trị quyền sử dụng khu đất; 80% còn lại Việt Hân góp bằng tiền mặt.
Khung cảnh khu đất vàng tại địa chỉ số 34, 36, 42 đường Chu Mạnh Trinh và 33 đường Nguyễn Du.
Đáng chú ý, sau khi tiến hành liên doanh với Việt Hân, trong nghị quyết và nhiều văn bản Vinafood 2 báo cáo, giải trình tới Bộ Nông nghiệp - Phát triển nông thôn (NN-PTNT), UBND TPHCM, chi phí đền bù giải tỏa, di dời 34 hộ dân đang sống tại khu đất do Việt Hân Sài Gòn chi trả. Vinafood 2 sẽ thoái 20% vốn góp trong Việt Hân Sài Gòn sau khi được phê duyệt dự án, và phía Việt Hân Sài Gòn cam kết mua lại, không thấp hơn giá vốn ban đầu khi góp vốn.
Một nguồn tin cho biết, đầu năm 2016, Vinafood 2 đã chuyển nhượng 20% vốn góp của mình cho Việt Hân để công ty này nắm giữ 100% vốn trong Việt Hân Sài Gòn. Chưa dừng ở đó, phần vốn góp trong Việt Hân Sài Gòn liên tục được chuyển nhượng cho cá nhân và tổ chức khác trong giai đoạn 2016-2017. Nhiều chuyên gia cho rằng có nhiều dấu hiệu cho thấy giữa các bên đã lên kịch bản để phù phép biến đất công thành sở hữu tư nhân.
Và những sai phạm
Kết luận thanh tra của Bộ NN-PTNT tại Vinafood 2, cho thấy quá trình triển khai dự án xảy ra nhiều khuyết điểm, sai phạm. Cụ thể, Tổng Giám đốc thỏa thuận, thống nhất với Việt Hân tại Biên bản 07/TCT-VP ngày 21-9-2015, về đền bù giải phóng mặt bằng đối với 34 hộ dân là sai với nội dung Nghị quyết 01/NQ-HĐTV ngày 5-2-2015 của HĐTV Vinafood 2; sai với nội dung Văn bản 2022/TCT-CP ngày 23-6-2015 của tổng công ty và Văn bản 5598/BNN-QLDN ngày 14-7-2015 của Bộ NN-PTNT trình Thủ tướng Chính phủ; cũng như trái với chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công văn 1647/TTg-KTN ngày 15-9-2015 “Về việc thực hiện phương án sắp xếp lại cơ sở nhà, đất tại 33 Nguyễn Du và 34, 36, 42 Chu Mạnh Trinh, phường Bến Nghé, quận 1, TPHCM.
Và những sai phạm
Kết luận thanh tra của Bộ NN-PTNT tại Vinafood 2, cho thấy quá trình triển khai dự án xảy ra nhiều khuyết điểm, sai phạm. Cụ thể, Tổng Giám đốc thỏa thuận, thống nhất với Việt Hân tại Biên bản 07/TCT-VP ngày 21-9-2015, về đền bù giải phóng mặt bằng đối với 34 hộ dân là sai với nội dung Nghị quyết 01/NQ-HĐTV ngày 5-2-2015 của HĐTV Vinafood 2; sai với nội dung Văn bản 2022/TCT-CP ngày 23-6-2015 của tổng công ty và Văn bản 5598/BNN-QLDN ngày 14-7-2015 của Bộ NN-PTNT trình Thủ tướng Chính phủ; cũng như trái với chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công văn 1647/TTg-KTN ngày 15-9-2015 “Về việc thực hiện phương án sắp xếp lại cơ sở nhà, đất tại 33 Nguyễn Du và 34, 36, 42 Chu Mạnh Trinh, phường Bến Nghé, quận 1, TPHCM.
Sau đó Vinafood 2 ra Nghị quyết 05/NQ-HĐTV ngày 22-10-2015, đã chuyển trách nhiệm chi phí đền bù giải phóng mặt bằng đối với 34 hộ dân từ Việt Hân Sài Gòn sang Vinafood 2 chịu 100%. Theo thỏa thuận giữa Vinafood 2 và Việt Hân, số tiền chi trả cho đền bù, giải tỏa là 68 tỷ đồng lấy từ tài khoản Cục Quản lý công sản, Bộ Tài chính. Như vậy, nếu thực hiện theo thỏa thuận này, ngân sách nhà nước bị thất thoát 80%, tương đương 54 tỷ đồng.
Mới đây, tập thể 34 hộ dân đã có đơn kêu cứu đến các cơ quan thẩm quyền do nhận thấy có sự khuất tất, bất hợp lý trong chính sách bồi thường, hỗ trợ di dời. Theo những hộ dân ở đây, giá đất tính hỗ trợ đền bù cao nhất 89,4 triệu đồng/m2 và thấp nhất nhất 19,2 triệu đồng/m2 là quá thấp so với thị trường. Bởi giá đất tại đường Chu Mạnh Trinh và Nguyễn Du đang giao dịch không dưới 250 triệu đồng/m2. Bên cạnh đó, đối với phương thức hỗ trợ tái định cư, chủ đầu tư chỉ hỗ trợ 60% giá trị căn hộ tái cư, 40% còn lại các hộ dân phải nộp thêm. Điều này đặt ra bài toán khó cho những hộ dân không đủ khả năng tài chính.
Do không thỏa thuận được với người dân, ngày 13-11-2018, Việt Hân Sài Gòn cho người xông vào khu nhà dân, rào chắn, giăng kẽm gai gây ra sự phản đối, tranh chấp quyết liệt. Chủ đầu tư đã đề nghị chính quyền địa phương hỗ trợ giữ an ninh trật tự để khoan địa chất dự án và làm lại bức tường rào bao quanh, vì sợ ảnh hưởng tính mạng người dân do mưa bão làm yếu nền. Các hộ dân cho biết đã gửi kiến nghị tới chính quyền phản đối việc làm của chủ đầu tư.
Từ khiếu nại của các hộ dân và những dấu hiệu sai phạm của chủ đầu tư, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Duy Hưng vừa ký Văn bản 89/VPCP-V.I, truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình, giao 4 cơ quan chức năng vào cuộc kiểm tra.
Cụ thể, giao Thanh tra Chính phủ chủ trì, phối hợp với Bộ NN-PTNT, Bộ Tài chính và UBND TPHCM kiểm tra thông tin phản ánh về sai phạm và khiếu nại của các hộ dân liên quan đến dự án trên. Đồng thời, đề xuất biện pháp giải quyết theo đúng quy định của pháp luật, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 1-3-2019.