Để rộng đường dư luận, ĐTTC trích đăng những kiến nghị, như sau:
1. Ngày 14-12-2016 Văn phòng Chính phủ đã phát hành Công văn 10849/VPCP-V.I thông báo chỉ đạo của Thường trực Chính phủ về việc “phản ảnh tố cáo của ông Đoàn Văn Đức”, Đoàn thanh tra Chính phủ (Cục Giải quyết KNTC và Thanh tra Khu vực 3) tại Công văn 23/C.III-ĐTTr ngày 9-2-2017 đã tiến hành kiểm tra thanh tra toàn diện các hoạt động tại Khu liên hợp xử lý chất thải Đa Phước do VWS làm chủ đầu tư.
Ngay khi tiếp nhận thông báo của Đoàn thanh tra Chính phủ, Ban Giám đốc và các phòng ban chức năng của VWS đã tích cực phối hợp làm việc với các thành viên của đoàn thanh tra và cung cấp đầy đủ các hồ sơ, tài liệu, giấy phép dự án, bản vẽ kỹ thuật các hạng mục công trình của dự án, các hồ sơ chứng minh đầy đủ khoản tiền công ty đã chuyển từ Hoa Kỳ vào để đầu tư cho dự án theo lộ trình như quy định, các chứng từ chứng minh số tiền trả trước 9 triệu USD của TPHCM.
Đây là nhiệm vụ và thiện chí của doanh nghiệp trong quá trình làm việc với đoàn thanh tra để hợp tác giải quyết, làm rõ nội dung tố cáo của ông Đoàn Văn Đức với các cơ quan thẩm quyền của Nhà nước theo đúng quy định của pháp luật, mặc dù trên thực tế ông Đoàn Văn Đức hoàn toàn không liên quan đến hoạt động xử lý rác của VWS.
Ông Đức đã được TPHCM và tỉnh Long An giao cho thực hiện dự án trên 1.760ha để xử lý rác tại huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An năm 2003, nhưng đến năm 2010 Chính phủ, TPHCM và tỉnh Long An đã giao lại cho VWS thực hiện dự án này, vì ông Đức không nộp được báo cáo khả thi, không có công nghệ và không có khả năng huy động tài chính.

Các hoạt động xử lý chất thải của VWS không liên quan và không gây ảnh hưởng, thiệt hại đến ông Đức và ông Đức cũng không có bất kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh hay đầu tư tại khu vực xã Đa Phước, huyện Bình Chánh là nơi nhà máy của VWS đang hoạt động. Nói một cách nghiêm túc, hành vi tố cáo của ông Đức về VWS với cơ quan pháp luật chỉ xuất phát từ sự cạnh tranh không lành mạnh nên đã cố tình xuyên tạc, vu khống, gây khó khăn cho VWS.
Sau khi thực hiện đầy đủ các bước thanh tra, ngày 8-5-2017 Đoàn thanh tra Chính phủ đã tổ chức công bố dự thảo kết luận thanh tra báo cáo trước lãnh đạo và các sở ngành chức năng của TPHCM, tôi phải bay về Việt Nam trong lúc đang rất bận rộn công việc tại Hoa Kỳ, cùng đại diện Ban Giám đốc công ty cùng có mặt để lắng nghe (không được có ý kiến).
2. Cả 1 thời gian dài sau đó kết luận thanh tra chính thức vẫn chưa được thông qua dù bản dự thảo đã nhận được sự đồng thuận và chấp nhận của đoàn thanh tra, lãnh đạo TPHCM và các ban ngành. Đến ngày 26-10-2017 Văn phòng Chính phủ lại có chỉ đạo của Thường trực Chính phủ tại Công văn 11401/VPCP-V.I yêu cầu Tổng Thanh tra Chính phủ rà soát lại kết quả thanh tra. Chúng tôi vô cùng hoang mang và cũng không tránh khỏi thắc mắc liệu ở đây có bảo đảm sự công bằng?
2. Cả 1 thời gian dài sau đó kết luận thanh tra chính thức vẫn chưa được thông qua dù bản dự thảo đã nhận được sự đồng thuận và chấp nhận của đoàn thanh tra, lãnh đạo TPHCM và các ban ngành. Đến ngày 26-10-2017 Văn phòng Chính phủ lại có chỉ đạo của Thường trực Chính phủ tại Công văn 11401/VPCP-V.I yêu cầu Tổng Thanh tra Chính phủ rà soát lại kết quả thanh tra. Chúng tôi vô cùng hoang mang và cũng không tránh khỏi thắc mắc liệu ở đây có bảo đảm sự công bằng?
Bởi lẽ, nội dung thanh tra và kết luận thanh tra ngày 8-5-2017 khá toàn diện về cả quá trình đầu tư và hoạt động của công ty chúng tôi; trong đó có cả nội dung về khoản tiền trả trước 9 triệu USD (bao gồm mục đích sử dụng và thỏa thuận theo hợp đồng giữa các bên).
3. Ngày 5-1-2018 Thường trực Chính phủ tiếp tục chỉ đạo Thanh tra Bộ Tài chính thanh tra Công ty VWS tại Thông báo 02/TB-VPCP (chúng tôi không hề nhận được thông báo này) để làm rõ khoản tiền trả trước 9 triệu USD từ ngân sách nhà nước và đơn giá xử lý rác theo quy định ngoại hối theo hợp đồng.
3. Ngày 5-1-2018 Thường trực Chính phủ tiếp tục chỉ đạo Thanh tra Bộ Tài chính thanh tra Công ty VWS tại Thông báo 02/TB-VPCP (chúng tôi không hề nhận được thông báo này) để làm rõ khoản tiền trả trước 9 triệu USD từ ngân sách nhà nước và đơn giá xử lý rác theo quy định ngoại hối theo hợp đồng.
Về vấn đề này chúng tôi xin giải thích rõ như sau:
Hợp đồng giao nhận và xử lý chất thải rắn giữa đại diện UBND TPHCM là Sở Tài nguyên - Môi trường và Công ty VWS đã được ký kết ngày 28-2-2006 sau hơn 18 tháng làm việc, đàm phán căng thẳng, công khai và công bằng để chọn công nghệ, giá thành xử lý, khối lượng xử lý và thời gian thực hiện hợp đồng để đi đến sự thỏa thuận giữa VWS với tổ đàm phán gồm tất cả các sở ngành chức năng của TPHCM.
Các điều khoản và điều kiện của hợp đồng đã được soạn thảo theo đúng các quy định của Luật Đầu tư nước ngoài và các luật liên quan khác của Việt Nam và VWS đã được Bộ Kế hoạch - Đầu tư cấp Giấy phép đầu tư 2535/GP ngày 28-12-2005, trở thành doanh nghiệp nước ngoài đầu tiên tham gia xã hội hóa ngành xử lý môi trường.
Khoản tiền trả trước 9 triệu USD đã được đưa vào tính và khấu trừ trong giá xử lý rác tính theo tấn từ lúc ban đầu, để đi đến giá thỏa thuận từ 17,77USD/tấn xuống còn 16,40USD/ tấn và là số tiền ngân hàng tài trợ đã yêu cầu TPHCM phải trả trước cho VWS để đầu tư vào hạ tầng, vì khu vực dự án là vùng đầm lầy, xung quanh bao bọc bởi sông rạch, tốn kém rất nhiều chi phí cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng. Đây còn được xem như lời cam kết của TPHCM đối với nhà đầu tư nước ngoài lần đầu tiên tham gia vào lãnh vực xã hội hóa xử lý môi trường cho TP.
4. Dù đã giải trình và làm việc cụ thể với đoàn thanh tra của Bộ Tài chính, nhưng đến ngày 3-7-2018 Văn phòng Chính phủ lại phát hành Công văn 6250, thông báo Thường trực Chính phủ chỉ đạo Thanh tra Chính phủ tiếp tục làm rõ những nội dung theo đơn tố cáo của ông Đoàn Văn Đức.
4. Dù đã giải trình và làm việc cụ thể với đoàn thanh tra của Bộ Tài chính, nhưng đến ngày 3-7-2018 Văn phòng Chính phủ lại phát hành Công văn 6250, thông báo Thường trực Chính phủ chỉ đạo Thanh tra Chính phủ tiếp tục làm rõ những nội dung theo đơn tố cáo của ông Đoàn Văn Đức.
Như vậy, đây có phải là lý do chính đáng khi chỉ với đơn thư tố cáo của cá nhân ông Đoàn Văn Đức, Thường trực Chính phủ phải trực tiếp chỉ đạo thanh tra công ty chúng tôi đến 4 lần trong hơn 2 năm qua. Hay ông Đoàn Văn Đức chỉ là cái cớ để tạo khó khăn và bất công cho công ty chúng tôi, trong khi Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 20/CT-TTg ngày 17-5-2017 chỉ được thanh/kiểm tra doanh nghiệp 1 lần/năm.
Các nội dung, số liệu trong kết luận của Thanh tra Chính phủ được một số cơ quan truyền thông tiết lộ ra bên ngoài, đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín và hoạt động kinh doanh của VWS tại Hoa Kỳ và Việt Nam. Kinh doanh phải có lợi nhuận, nếu có lợi nhuận số liệu cũng chưa chắc chắn vì chúng tôi vẫn đang tiếp tục đầu tư, chưa kết thúc dự án.
Ngược lại, ai sẽ là người bù lỗ cho doanh nghiệp về những thiệt hại chúng tôi phải gánh chịu từ việc TPHCM đã không thực hiện đúng theo cam kết của hợp đồng (không thực hiện vành đai cây xanh cách ly và phân loại rác tại nguồn).
Với doanh nghiệp như chúng tôi, trong quá trình hoạt động luôn phải đối mặt với bao thủ tục hành chính rườm rà, phức tạp, những quy định quản lý chồng chéo giữa các bộ, sở, ngành thiếu sự ổn định, đã gây mệt mỏi, hao phí thời gian và tiền của, nay lại thêm 1 lần thanh tra tiếp theo liên tục trong hơn 2 năm (lần thanh tra trước cũng mất 5 tháng). Trong thời gian thanh tra, đại diện pháp luật của công ty không được ra nước ngoài công tác, mọi hoạt động tại các phòng ban bị xáo trộn vì nhiều nhân viên phải dành thời gian làm việc với cán bộ của đoàn thanh tra, không còn tinh thần để làm việc.
...Bằng văn bản này, chúng tôi khẩn thiết kính đề nghị Ngài Thủ tướng bằng sự công tâm nhất xem xét, trực tiếp chủ trì và các bộ, ban ngành hỗ trợ giải quyết cho chúng tôi - một doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (FDI), đặc biệt là Việt kiều về nước đầu tư theo lời kêu gọi của Chính phủ (quy định tại Điều 13 của Luật Đầu tư năm 2014 về ưu tiên bảo đảm quyền lợi của nhà đầu tư khi về hoạt động tại Việt Nam), và cho phép chúng tôi được tham gia tất cả cuộc họp liên quan đến vấn đề của doanh nghiệp.
Bởi hơn ai hết chỉ chúng tôi mới hiểu rõ sự việc để giải trình cụ thể cho các cấp thẩm quyền để trả lại sự công bằng, uy tín, trả lại sự an tâm giúp chúng tôi có thể yên tâm đầu tư và có thể tái đầu tư, làm tốt công việc của mình đối với dự án và quê hương.