Tăng trưởng ở Trung Quốc dự kiến chỉ đạt 2% trong năm nay, được thúc đẩy bởi chi tiêu của chính phủ, xuất khẩu mạnh và tỷ lệ nhiễm coronavirus mới thấp kể từ tháng 3, nhưng bị kìm hãm bởi tiêu thụ nội địa chậm.
Ngân hàng Thế giới cho biết, phần còn lại của khu vực Đông Á và Thái Bình Dương được dự báo sẽ giảm 3,5%.
Báo cáo cho biết đại dịch và nỗ lực ngăn chặn sự lây lan của nó đã dẫn đến “sự cắt giảm đáng kể” hoạt động kinh tế.
Báo cáo cho biết: “Những khó khăn ở Trung Quốc cộng thêm cuộc suy thoái toàn cầu do đại dịch gây ra, làm ảnh hưởng nặng nề đến các nền kinh tế EAP (Đông Á và Thái Bình Dương) vốn phụ thuộc vào thương mại và du lịch”.
Các quốc gia trong khu vực có thể cần theo đuổi cải cách tài khóa để huy động nguồn thu nhằm đối phó với tác động kinh tế và tài chính từ đại dịch, trong khi các chương trình bảo trợ xã hội có thể giúp hỗ trợ người lao động hội nhập trở lại nền kinh tế, ngân hàng có trụ sở tại Washington cho biết.
WB cho biết: “Các quốc gia có các chương trình bảo trợ xã hội đang hoạt động tốt và cơ sở hạ tầng tốt trước COVID, đã có thể mở rộng quy mô nhanh hơn trong thời kỳ đại dịch”.
Cú sốc kinh tế của đại dịch cũng được cho là có thể dẫn đến tỷ lệ đói nghèo tăng vọt, được định nghĩa là thu nhập 5,5 đô la một ngày, ngân hàng cho biết thêm rằng dựa trên kinh nghiệm trong quá khứ và dự báo tổng sản phẩm quốc nội mới nhất, tỷ lệ nghèo có thể tăng thêm 33 triệu. “38 triệu người sẽ chứng kiến sự gia tăng lần đầu tiên sau 20 năm”.
Ngân hàng cho biết 33 triệu người sẽ thoát nghèo trong trường hợp không có đại dịch sẽ vẫn ở lại ngưỡng nghèo trong năm nay.
Bà Victoria Kwakwa, Phó chủ tịch phụ trách khu vực Đông Á và Thái Bình Dương tại WB cho biết: “Khu vực đang phải đối mặt với một loạt thách thức chưa từng có. Nhưng có những lựa chọn chính sách thông minh có thể làm dịu đi những đánh đổi này - chẳng hạn như đầu tư vào năng lực kiểm tra và truy tìm nguồn gốc [dịch bệnh] cũng như mở rộng đáng kể bảo trợ xã hội để bao phủ người nghèo và khu vực phi chính thức.”
Bình luận
Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu