Triệu chứng và nguyên nhân
Người bệnh khi bị đau ở lòng bàn chân khi hoạt động thường tự xoa bóp điều trị tại nhà. Đến khi có biểu hiện đau thốn gót chân mỗi khi bước xuống giường vào buổi sáng, đi lại đau nhiều người bệnh mới đi khám. Bên cạnh đó, bệnh sẽ thêm một số dấu hiệu khác, như đau khi ngồi lâu đứng dậy đi, vận động, xoa bóp lòng bàn chân hay đi lại một chút sẽ đỡ đau, đi nhiều sẽ lại đau tiếp. Khi đó bác sĩ sẽ chẩn đoán viêm cân gan bàn chân hoặc gai gót chân.
BS CKI. Dương Xuân Vũ , Viện Y dược học dân tộc TPHCM
Một số phương tiện chẩn đoán hình ảnh giúp xác định nguyên nhân bệnh khác gồm: siêu âm phát hiện giảm âm vùng cân bàn chân phía gót chân hay X quang gai thấy gót chân. Tuy nhiên, không phải lúc nào xác định được.
Theo y học, cân gan chân là một dải gân cơ bám từ xương gót đi đến các xương bàn chân phía trước bám vào các gân gấp ngón chân. Nhìn ngang nó giống như 1 dây cung của cung gan bàn chân. Về công dụng nó có vai trò bảo vệ lòng bàn chân, giúp bàn chân có độ nhún và duy trì độ cong sinh lý của bàn chân. Khi hoạt động nó như một hệ thống giảm shock giúp giảm nhẹ trọng lực dồn xuống bàn chân. Ngoài ra, nó còn giúp bảo vệ hệ thống cơ, dây chằng thần kinh, mạch máu chằng chịt bên trên. Như vậy, chúng ta thấy sự quan trọng của cân gan chân và lý giải cho nỗi đau phải chịu đựng khi tổn thương ở vùng này.
Các nguyên nhân gây đau gan bàn chân chấn thương làm tổn thương gân gan chân, hoạt động quá mức ở những vận động viên thường xuyên chạy và nhảy. Bên cạnh đó, một số yếu tố nguy cơ khác liên quan đến viêm cân gan chân, bao gồm độ tuổi tăng lên, thừa cân và béo phì, làm giảm tính linh hoạt của cân gan chân và làm giảm khối lượng chất béo bảo vệ của gót chân. Một nghiên cứu năm 2008 cho thấy gai gót phổ biến ở đàn ông và phụ nữ lớn tuổi. Một số người bị tiểu đường, cả ngày hoạt động trên bàn chân, có các bệnh lý về cơ xương khớp khác cũng có nguy cơ mắc cao.
Người ta thường chú ý đến những yếu tố cấu tạo khi bàn chân bẹt hoặc vòm cao, dáng đi bất thường, thường xuyên tạo áp lực lên xương gót chân, dây chằng và thần kinh gần gót chân. Bên cạnh đó, việc đi bộ, chạy, nhảy, đặc biệt là trên bề mặt cứng, đi giày chất lượng kém, đế quá cứng, thiếu sự hỗ trợ vòng cung gan chân, phần đế nâng cao quá mức, hoặc dép để hụt vùng gót chân. Một nghiên cứu vào năm 2014 cho thấy gai gót xuất hiện ở nữ nhiều hơn nam giới (giày cao gót có lẽ là thủ phạm)
Các phương pháp điều trị
Các phương pháp điều trị
Người bị bệnh đau gan bàn chân cần nghỉ ngơi trong giai đoạn đau nhiều, tuy điều này không phải lúc nào cũng được thực hiện nghiêm túc do nhu cầu đi lại sinh hoạt và làm việc. Thực hiện các biện pháp làm giảm áp lực hoặc kích thích lên vùng tổn thương như: không đứng lâu, đi lại mang dép mềm, giày có đệm lót… Các biện pháp lâu dài: giảm cân, thường xuyên tập luyện để tăng cường sự dẻo dai của bàn chân và cân gan bàn chân.
Cần lưu ý khi dùng thuốc giảm đau, kháng viêm uống hoặc tiêm bởi có hiệu quả giảm đau nhanh, nhưng cần thận trọng với người lớn tuổi khi dùng dài ngày, thường gây khó chịu và đau dạ dày. Các thuốc khu phong thấp, hoạt huyết của y học cổ truyền thường hiệu quả chậm hơn nhưng duy trì tác dụng lâu dài và hạn chế được tác dụng phụ ở dạ dày.
Các phương pháp không dùng thuốc thường được người bệnh lựa chọn khi đến điều trị tại Viện Y dược học dân tộc như xoa bóp day ấn huyệt, xoa bóp bàn chân, châm cứu, cấy chỉ… đạt hiệu quả giảm đau nhanh và dễ chịu cho người bệnh khi đến điều trị. Ứng dụng kỹ thuật điều trị bằng siêu âm tại Khoa Vật lý trị liệu - Phục hồi chức cũng đạt kết quả điều trị rất tốt.
Một số bài tập tại nhà
Các bài tập kéo giãn đã được chứng minh trong thực tế rất hiệu quả để điều trị viêm cân gan bàn chân. Chúng tôi xin giới thiệu một số bài tập đơn giản có thể tự tập tại nhà.
Một số bài tập tại nhà
Các bài tập kéo giãn đã được chứng minh trong thực tế rất hiệu quả để điều trị viêm cân gan bàn chân. Chúng tôi xin giới thiệu một số bài tập đơn giản có thể tự tập tại nhà.
Bài tập 1:
Đứng chống 2 tay vào tường, đặt chân trái phía sau chân phải. Từ từ và nhẹ nhàng uốn gập chân phải, bàn chân trái và gót chân trái vẫn áp trên mặt đất. Giữ 15-30 giây và thả. Đảo ngược vị trí chân, và thực hiện tương tự. Lặp lại ba lần/ ngày.
Đứng chống 2 tay vào tường, đặt chân trái phía sau chân phải. Từ từ và nhẹ nhàng uốn gập chân phải, bàn chân trái và gót chân trái vẫn áp trên mặt đất. Giữ 15-30 giây và thả. Đảo ngược vị trí chân, và thực hiện tương tự. Lặp lại ba lần/ ngày.
Bài tập 2:
Lăn bàn chân trên một gối nện tròn, hoặc một chai nước có thể sử dụng nước lạnh, thường mỗi lần kéo dài 1 phút. Đảo ngược vị trí chân, và thực hiện tương tự. Thực hiện 3 lần/ngày.
Lăn bàn chân trên một gối nện tròn, hoặc một chai nước có thể sử dụng nước lạnh, thường mỗi lần kéo dài 1 phút. Đảo ngược vị trí chân, và thực hiện tương tự. Thực hiện 3 lần/ngày.
Bài tập 3:
Ngồi bắt chéo chân, nắm ngón cái kéo gập nhẹ nhàng về thân. Giữ 15-30 giây. Đảo ngược vị trí chân, và thực hiện tương tự. Lập lại 3 lần/ngày.
Ngồi bắt chéo chân, nắm ngón cái kéo gập nhẹ nhàng về thân. Giữ 15-30 giây. Đảo ngược vị trí chân, và thực hiện tương tự. Lập lại 3 lần/ngày.
Bài tập 4:
Ngồi và sử dụng một cái khăn tắm gấp theo chiều dọc. Đặt khăn dưới lòng bàn chân và dùng 2 tay nắm 2 đầu khăn kéo về phía bạn. Giữ 15-30 giây. Đảo ngược vị trí chân, và thực hiện tương tự. Lập lại 3 lần/ngày.