Nhưng sau đó cảm thấy không đủ khả năng nên cha tôi đổi ý, không muốn mua đất nữa. Người chủ đất cũng đồng ý sẽ hoàn trả tiền nhận cọc của cha tôi ngay khi bán được đất cho người khác. Đến nay chủ đất vẫn chưa bán được thửa đất đó. Bây giờ, gia đình tôi cần tiền để làm ăn. Xin hỏi, số tiền đặt cọc trên được giải quyết như thế nào?
Châu Tiến Quân (quận Bình Thạnh, TPHCM)
Trả lời: - Theo Điều 328 Bộ Luật Dân sự năm 2015, đặt cọc là việc một bên giao cho bên kia một khoản tiền hay kim khí quý, đá quý hoặc các vật có giá trị khác (gọi là tài sản đặt cọc) trong một thời gian để đảm bảo giao kết hoặc thực hiện hợp đồng dân sự. Trong trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền. Nếu bên đặt cọc từ chối việc, giao kết, thực hiện hợp đồng tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc. Nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng phải trả lại cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc (tức hoàn trả lại gấp đôi tiền cọc), trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Như vậy, theo quy định pháp luật, nếu bên mua đổi ý, không mua đất nữa số tiền cọc thuộc về bên bán đất. Cha ông không có quyền đòi lại tài sản đặt cọc. Tuy nhiên, nếu bên bán đã có thiện chí sẽ trả lại tiền cọc cha của ông có thể chờ theo điều kiện bên bán đưa ra.