Thế nhưng, người này đã bỏ đi biệt tích 5 năm nay. Tôi đã gửi đơn đến thị trấn, đến huyện và đến cả tỉnh nữa nhưng không có nơi nào giải quyết. Xin hỏi, bây giờ tôi có thể lấy đất của người đó để sử dụng, cấn nợ được không?
Trần Hữu Phúc (Tiểu Cần, Trà Vinh)
Trả lời: - Theo Điểm a, Khoản 1, Điều 36 Bộ Luật Tố tụng dân sự năm 2004 sửa đổi, bổ sung năm 2011, nếu không biết nơi cư trú, làm việc, trụ sở của bị đơn thì nguyên đơn có thể yêu cầu tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở cuối cùng hoặc nơi bị đơn có tài sản giải quyết.
Theo đó, ông có thể gửi đơn khởi kiện đòi nợ đến TAND cấp huyện - nơi có tài sản hoặc nơi cư trú cuối cùng của bị đơn (người vay tiền của ông) để được xem xét, giải quyết. Căn cứ vào quyết định đã có hiệu lực pháp luật của tòa án (nếu có), cơ quan thi hành án sẽ áp dụng những biện pháp cần thiết để xử lý tài sản của người phải thi hành án, giúp ông được nhận lại số tiền đã cho vay, trong đó có thể gồm cả quyền sử dụng phần đất hiện ông đang nắm bằng khoán.
Theo đó, ông có thể gửi đơn khởi kiện đòi nợ đến TAND cấp huyện - nơi có tài sản hoặc nơi cư trú cuối cùng của bị đơn (người vay tiền của ông) để được xem xét, giải quyết. Căn cứ vào quyết định đã có hiệu lực pháp luật của tòa án (nếu có), cơ quan thi hành án sẽ áp dụng những biện pháp cần thiết để xử lý tài sản của người phải thi hành án, giúp ông được nhận lại số tiền đã cho vay, trong đó có thể gồm cả quyền sử dụng phần đất hiện ông đang nắm bằng khoán.