Trong số rất nhiều tác động tàn khốc của cuộc chiến ở Ukraine - ngoài cuộc khủng hoảng nhân đạo - sự hỗn loạn trên thị trường lương thực toàn cầu là điều mà Trung Đông đặc biệt nan giải.
Sự bất ổn ở Ukraine có thể tác động nghiêm trọng đến chuỗi cung ứng lương thực của các khu vực lân cận. Bởi Ukraine là nước xuất khẩu lúa mì lớn thứ năm, thường được gọi là "ổ bánh mì của châu Âu".
Khi Nga - nước xuất khẩu lúa mì lớn nhất thế giới - cũng rơi vào tình trạng hỗn loạn, tình hình càng trở nên tồi tệ hơn. Cùng nhau, hai nước chiếm khoảng 1/4 kim ngạch xuất khẩu toàn cầu.
Nên không có gì ngạc nhiên khi giá lúa mì đã phá kỷ lục vào thứ Năm 24/2.
Với một số chương trình lương thực do chính phủ trợ cấp lớn nhất thế giới, các cuộc khủng hoảng môi trường tồi tệ nhất và hầu hết các nhóm dân cư bị căng thẳng về lương thực, nhiều khu vực ở Trung Đông bước vào giai đoạn không chắc chắn này trong tình trạng thiếu chuẩn bị.
Đã phải chịu đựng một trong những mùa hè nóng nhất được ghi nhận và bị cản trở bởi việc quản lý nước kém, cuộc đấu tranh đang diễn ra của Iraq và Iran với tình trạng sa mạc hóa đang trở nên tồi tệ; xung đột ở Yemen đã đẩy hơn 5 triệu người đến bờ vực của nạn đói; tham nhũng ở Lebanon đe dọa khả năng xuất khẩu nông sản của nước này; 80% lượng lúa mì nhập khẩu của Ai Cập đến từ Nga và Ukraine.