Chấp nhận và tìm cách thích ứng
-Thưa ông, Bộ KH-ĐT vừa đưa ra dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2021 chỉ khoảng 3,5%-4%, thấp hơn nhiều so với chỉ tiêu dự kiến. Ông có bình luận gì?
- Đó là điều tất yếu, không có gì bất ngờ. Từ tháng 7, TPHCM và các tỉnh phía Nam đã thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16 hoặc 16+ để phòng chống dịch Covid-19. Sau đó có thêm cả Hà Nội.
Giao thông, vận chuyển người và hàng hóa giữa các địa phương trên toàn quốc bị hạn chế hoặc bị tạm dừng; hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh bị thu hẹp, bị đình trệ hoặc gặp khó khăn và chi phí cao hơn nhiều so với bình thường. Kết quả sản xuất kinh doanh của toàn nền kinh tế giảm sút mạnh.
Vậy thì, việc không đạt được chỉ tiêu tăng trưởng - vốn được xây dựng trong điều kiện không lường trước được sức tàn phá của làn sóng Covid-19 lần thứ 4 - là dễ hiểu. Chúng ta phải chấp nhận và tìm cách thích ứng.
- Theo Bộ Tài chính, tính đến hết kỳ thống kê 8 tháng đầu năm, thu ngân sách nhà nước ước đạt trên 1 triệu tỷ đồng, bằng 74,8% dự toán. Trong khi đó, tổng chi ngân sách nhà nước 8 tháng ước đạt 918.100 tỷ đồng, bằng 54,4% dự toán. Tuy nhiên, tình hình dịch Covid-19 diễn biến rất phức tạp, dự kiến sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến số thu ngân sách trong các tháng tới.
-Ông có nhận định gì về tình hình sắp tới?
- Ông có thể nói cụ thể hơn về khuyến nghị “không hỗ trợ đổ đồng”?
-Tôi có quan điểm hơi khác với một số ý kiến hiện nay. Tôi cho rằng, các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa, sẽ không tạo ra nhiều tác động tích cực mang tính lan tỏa tới người lao động và các doanh nghiệp, vì 3 lý do cơ bản. Thứ nhất, Việt Nam là quốc gia có khu vực phi chính thức lớn, diện hỗ trợ đông thì thực chất “miếng bánh” mỗi doanh nghiệp nhận được rất nhỏ.
Thứ hai, các doanh nghiệp này có mức độ liên kết kém. Thứ ba, quá trình triển khai sẽ khó thực thi, khó kiểm soát các rủi ro và khó bảo đảm tính hiệu quả của việc đánh giá.
Tôi thiên về phương án tập trung hỗ trợ cho doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động và ít khả năng huy động được vốn trên thị trường tài chính. Nói cách khác, chính sách hỗ trợ nên căn cứ vào tỷ lệ lao động được duy trì, thậm chí mở rộng, để đảm bảo an sinh xã hội và tránh tình trạng phá sản doanh nghiệp tràn lan.
Chính quyền địa phương tạo điều kiện hỗ trợ đưa người lao động từ địa phương khác quay trở lại làm việc (hỗ trợ doanh nghiệp chi phí hoặc tự thực hiện). Khi doanh nghiệp lớn được hỗ trợ, hoạt động ổn định trở lại sẽ kéo theo các doanh nghiệp nhỏ và vừa là các doanh nghiệp vệ tinh.
Cùng với đó là các hỗ trợ doanh nghiệp logistics để giảm chi phí hậu cần, góp phần giảm chi phí vận hành chung của nền kinh tế (lớn hơn nhiều so với chi phí lãi vay của doanh nghiệp), giúp kiểm soát lạm phát, là tiền đề để Chính phủ có dư địa thực thi chính sách tiền tệ nới lỏng, hỗ trợ nền kinh tế ở giai đoạn sau.