“Thần chết” MQ-9 Reaper
General Atomics MQ-9 Reaper của Quân đội Mỹ, vẫn là một trong những hệ thống máy bay không người lái được sử dụng nhiều nhất hiện nay. Tuy nhiên, điều quan trọng cần lưu ý là nó vẫn đòi hỏi nhiều sự tương tác của con người. Tức mỗi lần rẽ, bay lên, hạ độ cao, thay đổi tốc độ bay, vẫn được điều khiển bởi con người từ một khoảng cách rất xa.
Được thiết kế như một phiên bản tiếp theo của “Quái thú vô hình” MQ-1 Predator, MQ-9 Reaper có thể mang theo rất nhiều vũ khí, điều này cho phép nó đáp ứng được vai trò "thợ săn" của máy bay không người lái sát thủ. MQ-9 Reaper có thể mang theo số lượng tên lửa Hellfire gấp đôi so với MQ-1 Predator, tức 226,8 kg bom.
MQ-9 Reaper cũng có thể sử dụng tới 8 tên lửa dẫn đường bằng laser; tên lửa không đối đất -114 Hellfire sở hữu độ chính xác cao. Hiện đại là vậy, nhưng không quân Mỹ vẫn tìm cách phát triển máy bay không người lái tự động và có khả năng hoạt động tốt hơn MQ-9 Reaper.
“Chiến binh bầu trời” Qods Mohajer-6
Qods Mohajer-6 của Iran, là máy bay không người lái tình báo, giám sát, thu thập mục tiêu và trinh sát (ISTAR), có khả năng mang theo trọng tải giám sát đa phương và tối đa 2 loại đạn dẫn đường chính xác. UAS này được điều khiển bởi 2 bánh lái độ cao trên bộ ổn định ngang, bánh lái trên bộ ổn định dọc và 2 cánh phụ trên mỗi cánh.
Không giống như các biến thể Mohajer khác, nó có cánh quạt 3 cánh, có sải cánh 10 m và dài 5,67 m. Mohajer-6 được ra mắt lần đầu tiên vào đầu năm 2016, có 2 giá treo dưới 2 cánh, mỗi giá có thể mang một tên lửa dẫn đường Qaem TV/IR. Từ tháng 8-2022, Mohajer-6 được trang bị tên lửa Almas.
“Lá cờ bay” Bayraktar TB2
Thành viên NATO Thổ Nhĩ Kỳ đã trở thành nhà sản xuất và sử dụng máy bay không người lái lớn, trong khi nước này cũng trở thành nhà bán hàng lớn trong quá trình này. Đó là Công ty Hàng không Vũ trụ Thổ Nhĩ Kỳ (TAI), bắt đầu phát triển UAS nội địa vào năm 2013, sau khi mối quan hệ giữa Washington và Ankara trở nên xấu đi.
Trong số các nền tảng hiệu quả nhất được phát triển cho đến nay là Bayraktar TB2, một máy bay chiến đấu không người lái (UCAV) có độ bền trung bình (MALE), có khả năng thực hiện các hoạt động bay tự động hoặc điều khiển từ xa.
Bayraktar TB2 có thể bay lượn trên xe tăng và pháo binh, sau đó thực hiện các cuộc tấn công bằng tên lửa với độ chính xác chết người. Mỗi chiếc có thể đạt tới độ cao 7,62 km và bay trong 27 giờ liên tục.
Được vận hành từ xa với khoảng cách lên tới 285 dặm, máy bay không người lái Bayraktar TB2 cũng có khả năng mang theo 4 quả bom hoặc tên lửa dẫn đường bằng laser với tổng trọng tải khoảng 150 kg. Nó có tiết diện radar thấp hơn, cũng như tính năng tự động điều khiển và sử dụng nhiều cảm biến, trong khi máy bay không người lái không phụ thuộc vào GPS.
“Dao xếp” AeroVironment Switchblade
Về mặt kỹ thuật là sự kết hợp giữa tên lửa và UAS, AeroVironment Switchblade của Mỹ được xếp vào loại "đạn lảng vảng" hoặc máy bay không người lái tự sát. Bởi nó có thể được vận hành từ xa và được sử dụng để nhắm mục tiêu bán tự động vào các vị trí của kẻ thù.
Switchblade có kích thước nhỏ gọn, được xem là máy bay không người lái mini, và là vũ khí "chỉ dùng một lần" mang đầu đạn riêng. Nó hoạt động như một "máy bay cảm tử", bay đến mục tiêu và sau đó tấn công theo lệnh, nên được gọi là “đạn lảng vảng”.
Những máy bay không người lái chiến thuật này có thể được mang trong ba lô, và được binh lính phóng lên không trung. Chúng đã được sử dụng thành công để nhắm mục tiêu vào xe tăng, xe bọc thép, đoàn xe tải và tổ pháo.
Hiện tại có 2 mô hình và mỗi mô hình có một nhiệm vụ khác nhau. "300" nhỏ hơn và dùng cho các cuộc tấn công sát thương, trong khi "600" nặng hơn một chút với đầu đạn lớn hơn, cũng nhằm mục đích tiêu diệt xe tăng và xe bọc thép. Những máy bay không người lái này chỉ mất vài phút để phóng, nhưng có thể bay ít nhất 100 dặm/giờ trong khi mẫu 600 vẫn chỉ nặng 22,67kg.
Nó có thể tấn công mục tiêu ở khoảng cách 24 dặm và lảng vảng trong 40 phút. Điều thú vị về Switchblade là kế hoạch tấn công của nó có thể bị hủy bỏ, nếu không có mục tiêu nào xuất hiện. Việc nhắm mục tiêu được thực hiện bằng GPS, nhưng nó cũng được điều khiển thủ công.
“Dao mổ” ZALA Lancet
Nga cũng đã phát triển một loại vũ khí lảng vảng mà nước này đã sử dụng để mang lại thành công lớn trong cuộc chiến ở Ukraine. Đó là ZALA Lancet, loại đạn lảng vảng được thiết kế bởi Tập đoàn ZALA Aero, một công ty con của Tập đoàn Kalashnikov.
Đây là một trong số ít các hệ thống tên lửa được chế tạo trong nước thành công của Nga được đưa vào sử dụng ở Ukraine. Nó là sự kế thừa của Kub, một hệ thống vũ khí lảng vảng kiểu cánh bay trước đó cũng được phát triển bởi ZALA.
ZALA Lancet được ra mắt lần đầu tiên vào tháng 6-2019, đã được thử nghiệm thực tế ở Syria, nơi nó được các lực lượng chống chính phủ ở Idlib sử dụng vào năm 2020-2021. ZALA Lancet có hai cánh hình chữ X ở phía trước và phía sau thân máy bay, và được cung cấp năng lượng bởi một động cơ điện dẫn động cánh quạt hai cánh nằm ở phía sau. Nó được làm bằng vật liệu nhựa và composite và chỉ nặng 12 kg, bao gồm cả trọng tải 3 kg.
Máy bay không người lái này có tầm hoạt động tối đa 40 km và thời gian hoạt động khoảng 40 phút. ZALA Lancet có thể đảm nhiệm cả vai trò trinh sát và tấn công, đồng thời trong quá trình bay nó có thể được định hướng bằng tọa độ GPS hoặc điều khiển từ xa. Trong phần cuối của một nhiệm vụ, nó có thể được điều khiển thủ công để nhắm mục tiêu thông qua hướng dẫn quang điện và thiết bị hướng dẫn TV.