Tuy nhiên, vẫn có những công việc kinh doanh mới không có nhiều rủi ro, kiểu như không còn gì để mất. Chìa khóa của các doanh nghiệp này là đáp ứng nhu cầu, ngay cả khi nhiều người không nhận ra họ có nhu cầu đó. Dưới đây là 5 ý tưởng kinh doanh kỳ lạ nhưng khá thành công, theo trang Moneycrashers.
1. Rào chắn… rệp
Nếu bạn đã từng đến nhà trọ hoặc khách sạn bị nhiễm rệp, bạn biết những con bọ nhỏ đó khủng khiếp như thế nào. Hiểu được điều này, Tony Abrams ở Australia đã kiếm được rất nhiều tiền bằng cách phát minh ra các rào chắn để ngăn rệp cắn. Doanh nghiệp của anh, Bed Bug Barriers, tạo ra và bán các rào chắn bên dưới chân giường.
Nếu bạn đã từng đến nhà trọ hoặc khách sạn bị nhiễm rệp, bạn biết những con bọ nhỏ đó khủng khiếp như thế nào. Hiểu được điều này, Tony Abrams ở Australia đã kiếm được rất nhiều tiền bằng cách phát minh ra các rào chắn để ngăn rệp cắn. Doanh nghiệp của anh, Bed Bug Barriers, tạo ra và bán các rào chắn bên dưới chân giường.
Những thanh chắn này bẫy rệp khi chúng cố gắng bò vào giường để cắn người ngủ.
Bạn nghĩ điều đó thật điên rồ? Tony Abrams đã kiếm được hàng triệu USD nhờ ý tưởng này. Trang web của anh hiện bán đủ thứ đồ để diệt rệp, từ thuốc diệt rệp cho đến bẫy rệp.
Bạn nghĩ điều đó thật điên rồ? Tony Abrams đã kiếm được hàng triệu USD nhờ ý tưởng này. Trang web của anh hiện bán đủ thứ đồ để diệt rệp, từ thuốc diệt rệp cho đến bẫy rệp.
2. Cho thuê… gà
Một số người sống ở các đô thị bỗng nhiên nhớ quê, hay thèm nghe tiếng gà gáy, gà cục tác như không gian ở quê. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể nuôi gà, đặc biệt là nuôi thời gian dài, vì nhiều thứ phiền phức nó mang lại. Vậy là giải pháp Rent-A-Chicken (cho thuê gà) xuất hiện.
Một số người sống ở các đô thị bỗng nhiên nhớ quê, hay thèm nghe tiếng gà gáy, gà cục tác như không gian ở quê. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể nuôi gà, đặc biệt là nuôi thời gian dài, vì nhiều thứ phiền phức nó mang lại. Vậy là giải pháp Rent-A-Chicken (cho thuê gà) xuất hiện.
Đội ngũ gồm đôi vợ chồng ở thành phố Traverse, Michigan (Mỹ) sẽ mang đến mọi thứ bạn cần để chăm sóc đàn gà mái trong mùa hè. Với 250USD, bạn có thể xem liệu mình có thực sự muốn tự mình nuôi gà hay không. Tương tự, có một doanh nghiệp như thế ở Australia tên là Rent-A-Chook. Kỳ quặc, nhưng hoạt động kinh doanh này vẫn tồn tại được.
3. Người trợ giúp say xỉn
Đây là tình huống: Sau bữa tiệc tùng thâu đêm cùng bạn bè tại nhà mình, bạn bị cảm giác nôn nao kinh khủng và căn hộ của bạn ngổn ngang. Việc bạn phải làm là ăn cái gì đó, sau đó dọn dẹp đống hỗn độn đó dường như là nhiệm vụ bất khả thi.
Đây là tình huống: Sau bữa tiệc tùng thâu đêm cùng bạn bè tại nhà mình, bạn bị cảm giác nôn nao kinh khủng và căn hộ của bạn ngổn ngang. Việc bạn phải làm là ăn cái gì đó, sau đó dọn dẹp đống hỗn độn đó dường như là nhiệm vụ bất khả thi.
Vậy bạn làm gì? Bạn gọi người trợ giúp say xỉn. Hai chàng trai Đại học ở Boulder, Colorado (Mỹ) sẽ xuất hiện tại nhà của bạn với các món ăn sáng. Sau đó, họ dọn dẹp các chai bia tại căn phòng nơi bữa tiệc diễn ra, rửa sạch bát đĩa, xoong nồi.
Bạn nghĩ ý tưởng này điên rồ? Nhưng hai anh chàng làm việc này đã được giới thiệu trên Tạp chí Forbes, trên CBS và trong chương trình trò chuyện Regis và Kelly. Họ có đủ công việc kinh doanh để có thể bận rộn bao lâu họ muốn.
4. Nơi đập phá
Bạn đã bao giờ cố tình làm vỡ một chiếc đĩa? Khi bạn căng thẳng hoặc tức giận, bạn phát hiện mình rất muốn có thứ gì đó để đập phá? Cảm thấy khá tốt? Bạn thậm chí có thể cảm thấy căng thẳng hoặc tức giận bộc phát ra khỏi mình sau khi đập phá.
Đó là ý tưởng The Smashing Place (nơi đập phá) của một doanh nghiệp có trụ sở tại Tokyo (Nhật Bản), cho phép khách hàng đến, mua đĩa hoặc cốc rồi đập nó vào bức tường bê tông. Họ có thể chửi thề, dậm chân tại chỗ hoặc làm bất cứ điều gì họ muốn để giảm bớt căng thẳng. Ở một thành phố càng căng thẳng, doanh nghiệp như thế này càng ăn nên làm ra.
5. Tôi có, bây giờ tôi không
Khi vị hôn thê của Josh Opperman rời bỏ anh sau 3 tháng đính hôn, anh đã bị sụp đổ. Tất cả những gì cô để lại cho anh là chiếc nhẫn đính hôn sang trọng mà anh đã làm việc chăm chỉ mới dành dụm mua được. Tuy nhiên, khi mang chiếc nhẫn đến tiệm kim hoàn để bán anh đã bị sốc nặng. Họ chỉ trả anh 3.500USD cho chiếc nhẫn anh đã mua hơn 10.000USD.
Vì vậy, anh bắt đầu I Do, Now I Don’t (Tôi có, bây giờ tôi không). I Do, Now I Don’t là trang web cho phép mọi người bán nhẫn đính hôn của họ (hoặc bất kỳ đồ trang sức ưa thích nào khác) cho những người dùng khác với chi phí thấp hơn một cửa hàng trang sức. Hãy coi nó như cửa hàng đồ cũ dành cho đồ trang sức đẹp.
Trang web đã thành công ngoài sức tưởng tượng và đã được giới thiệu trên CNN, The Today Show, Fox News và The New York Times.