Tuy nhiên, việc tuân thủ, quản lý, giám sát và ý thức về an toàn lao động của chủ sử dụng lao động và người lao động chưa cao, nên đã xảy ra nhiều vụ tai nạn xây dựng nghiêm trọng.
Chủ đầu tư xem thường tính mạng
Có mặt tại một công trình xây dựng nhà ở riêng lẻ trên địa bàn quận Thủ Đức, phóng viên ĐTTC ghi nhận hơn chục công nhân làm việc cheo leo trên tầng cao hàng chục mét và không ai sử dụng trang bị bảo hộ. Công trình không có lưới rào chắn, bên dưới bề bộn cát, đá, sắt thép, giàn giáo.
Có mặt tại một công trình xây dựng nhà ở riêng lẻ trên địa bàn quận Thủ Đức, phóng viên ĐTTC ghi nhận hơn chục công nhân làm việc cheo leo trên tầng cao hàng chục mét và không ai sử dụng trang bị bảo hộ. Công trình không có lưới rào chắn, bên dưới bề bộn cát, đá, sắt thép, giàn giáo.
Theo những công nhân này, họ đã làm việc ở đây trên 6 tháng và không ít trường hợp bị tai nạn phải về quê điều trị. “Tụi em phần lớn là phụ hồ rày đây mai đó. Mọi người thừa biết nguy hiểm rình rập, từng chứng kiến nhiều vụ tai nạn điện giật, ngã giàn giáo chết người, nhưng tâm lý chung là chủ quan. Sử dụng mũ bảo hiểm, giày bảo hộ, dây đai an toàn, găng tay, quần áo bảo hộ lao động... sẽ rất vướng víu, khó chịu trong điều kiện môi trường làm việc chật hẹp, thời tiết mưa, nắng thất thường” - một công nhân chia sẻ.
Lực lượng lao động trực tiếp làm việc tại công trình xây dựng phần lớn là lao động phổ thông, làm các công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động nhưng chưa được huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động đúng quy định, trình độ học vấn thấp, suy nghĩ đơn giản trong quá trình thực hiện công việc và chưa có ý thức chủ động phòng tránh tai nạn lao động cho bản thân. Ông Mai Hoài Nhân |
Không riêng gì các công trình nhà ở riêng lẻ, tại TP thời gian qua cũng xảy ra hàng loạt sự cố mất an toàn lao động tại các công trình xây dựng cao tầng. Ngày 10-7-2015, tại công trường xây dựng Tòa nhà văn phòng Nam Sài Gòn 1 (đường Nguyễn Văn Linh, phường Tân Phong, quận 7) đã xảy ra sự cố sập toàn bộ tầng 2 công trình khi vừa thi công đổ bê tông. Sự cố làm 3 công nhân tử vong và 5 công nhân bị thương.
Vào ngày 7-3-2017, tại công trình nhà ở xã hội chung cư cao tầng Tân Thới Nhất (Topaz Home, phường Tân Thới Nhất, quận 12) cũng đã xảy ra tai nạn ngã cẩu tháp. Theo đó, một tay cần cẩu của công trình xây dựng nhà ở Topaz Home bất ngờ gãy, đè lên 3 nhà trọ, 1 xưởng gỗ khiến ít nhất 2 người bị thương. Mới đây nhất, 2 công nhân đang thi công ở công trình 21 tầng ở chung cư Đạt Gia Residence trên đường Cây Keo (quận Thủ Đức) đã bị sập giàn giáo khiến 1 người tử vong.
Anh Nguyễn Anh Tuấn, một kỹ sư xây dựng nhiều kinh nghiệm, nhìn nhận nhiều công ty xây dựng hiện nay vẫn còn thờ ơ trong việc tuân thủ quy định bảo hộ lao động theo đúng quy định như đăng ký, kiểm định các loại máy móc, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, huấn luyện về an toàn vệ sinh lao động cho người lao động, trang bị phương tiện bảo hộ, ký hợp đồng với người lao động. Thực trạng này rất đáng báo động, cần phải có chế tài xử lý, vì tai nạn trong lĩnh vực xây dựng thường gây ra thiệt hại rất lớn về người và tài sản.
An toàn lao động bị bỏ ngỏ
So với các lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác, tình hình tai nạn lao động nghiêm trọng gây chết người trong lĩnh vực thi công xây dựng chiếm tỷ lệ cao. Năm 2014, TPHCM xảy ra 100 vụ tai nạn lao động chết người, trong đó có 67 vụ tai nạn lao động xảy ra tại các công trình xây dựng (chiếm tỷ lệ 68%); năm 2015 xảy ra 105 vụ tai nạn lao động chết người, trong đó có 69 vụ tai nạn lao động xảy ra tại các công trình xây dựng (chiếm tỷ lệ 62%); năm 2016 xảy ra 94 vụ tai nạn lao động chết người, trong đó có 68 vụ tai nạn lao động xảy ra tại các công trình xây dựng (chiếm tỷ lệ 72,34%).
Trong 68 vụ tai nạn lao động chết người xảy ra trong lĩnh vực thi công xây dựng trong năm 2016, có đến 34 vụ xảy ra tại các công trình xây dựng nhà ở riêng lẻ, chiếm tỷ lệ 36,1% trên tổng số vụ tai nạn lao động chết người và 50% trên tổng số vụ tai nạn lao động chết người xảy ra trong lĩnh vực thi công xây dựng (gồm 17 vụ do điện giật, 15 vụ do ngã cao, 2 vụ do vật đè).
Anh Nguyễn Anh Tuấn, một kỹ sư xây dựng nhiều kinh nghiệm, nhìn nhận nhiều công ty xây dựng hiện nay vẫn còn thờ ơ trong việc tuân thủ quy định bảo hộ lao động theo đúng quy định như đăng ký, kiểm định các loại máy móc, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, huấn luyện về an toàn vệ sinh lao động cho người lao động, trang bị phương tiện bảo hộ, ký hợp đồng với người lao động. Thực trạng này rất đáng báo động, cần phải có chế tài xử lý, vì tai nạn trong lĩnh vực xây dựng thường gây ra thiệt hại rất lớn về người và tài sản.
An toàn lao động bị bỏ ngỏ
So với các lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác, tình hình tai nạn lao động nghiêm trọng gây chết người trong lĩnh vực thi công xây dựng chiếm tỷ lệ cao. Năm 2014, TPHCM xảy ra 100 vụ tai nạn lao động chết người, trong đó có 67 vụ tai nạn lao động xảy ra tại các công trình xây dựng (chiếm tỷ lệ 68%); năm 2015 xảy ra 105 vụ tai nạn lao động chết người, trong đó có 69 vụ tai nạn lao động xảy ra tại các công trình xây dựng (chiếm tỷ lệ 62%); năm 2016 xảy ra 94 vụ tai nạn lao động chết người, trong đó có 68 vụ tai nạn lao động xảy ra tại các công trình xây dựng (chiếm tỷ lệ 72,34%).
Trong 68 vụ tai nạn lao động chết người xảy ra trong lĩnh vực thi công xây dựng trong năm 2016, có đến 34 vụ xảy ra tại các công trình xây dựng nhà ở riêng lẻ, chiếm tỷ lệ 36,1% trên tổng số vụ tai nạn lao động chết người và 50% trên tổng số vụ tai nạn lao động chết người xảy ra trong lĩnh vực thi công xây dựng (gồm 17 vụ do điện giật, 15 vụ do ngã cao, 2 vụ do vật đè).
Tại các công trình xây dựng nhà ở chung cư, cao ốc cũng xảy ra 14 vụ tai nạn, chiếm tỷ lệ 14,89% trên tổng số vụ tai nạn lao động chết người và 20,58% trên tổng số vụ tai nạn lao động chết người xảy ra trong lĩnh vực thi công xây dựng (gồm 9 vụ do ngã cao, 4 vụ do điện giật, 2 vụ do vật đè). Ngoài ra, các vụ tai nạn còn được ghi nhận xảy ra tại các công trình xây dựng dân dụng, xây dựng công nghiệp, công trình giao thông đường thủy nội địa, công trình xây dựng dân dụng công cộng thương mại, công trình xây dựng hạ tầng kỹ thuật thoát nước...
Một tay cần cẩu của công trình xây dựng nhà ở Topaz Home bất ngờ gãy.
Ông Mai Hoài Nhân, Phó Trưởng phòng An toàn lao động - Sở Lao động - Thương binh - Xã hội (LĐ-TB-XH) TPHCM, cho biết phần lớn các vụ tai nạn lao động nghiêm trọng, gây chết người đều có nguyên nhân từ lỗi của người sử dụng lao động (nhà thầu) như thiếu quan tâm chỉ đạo thực hiện đầy đủ các quy định pháp luật về an toàn lao động, khoán toàn bộ cho bộ phận quản lý thi công và không có biện pháp kiểm tra, giám sát. Thiết bị thi công không đảm bảo an toàn. Theo Sở LĐ-TB-XH, hiện còn nhiều công trình xây dựng chưa được kiểm tra về nội dung an toàn lao động, chưa bảo đảm sự tuân thủ quy định pháp luật về an toàn trong thi công xây dựng. Vì vậy, cơ quan này kiến nghị UBND TPHCM ban hành quy định về kiểm tra, thanh tra chuyên đề an toàn lao động tại các công trình xây dựng và có quy chế phối hợp giữa các cơ quan chuyên môn với UBND các cấp; phân cấp rõ trách nhiệm quản lý theo địa bàn để tránh trùng lặp, bảo đảm sự phối hợp.
Cùng với đó là nâng cao năng lực quản lý của các cơ quan chuyên môn, của UBND các cấp bằng cách tổ chức tập huấn về an toàn lao động, các quy định pháp luật về an toàn trong xây dựng cho cán bộ quận, huyện, phường, xã có liên quan đến việc kiểm tra công trình xây dựng. Tuyên truyền nâng cao ý thức tự giác chấp hành quy định về an toàn lao động của chủ đầu tư. Chỉ khi có sự chủ động, quản lý chặt chẽ của cơ quan chức năng mới mong giảm được tai nạn lao động trên công trình xây dựng.