Bởi ngoài sức ép cạnh tranh, BCC còn phải chịu áp lực trước cổ đông về mục tiêu tăng trưởng đang có dấu hiệu đi xuống trong thời gian gần đây.
Áp lực cạnh tranh
Năm 2015-2016, thị trường xi măng tiếp tục chịu áp lực tăng cung khi một loạt nhà máy đi vào hoạt động, trong đó có Nhà máy Xi măng Long Sơn (Thanh Hóa) công suất 2,3 triệu tấn/năm, đi vào hoạt động vào cuối năm 2016; dây chuyền số 2 của Xi măng Công Thanh (Thanh Hóa) đi vào hoạt động cuối năm 2015, nâng công suất 6 triệu tấn xi măng/năm; giai đoạn 1 của Xi măng Sông Lam (Nghệ An) hoạt động cuối năm 2016 với công suất 4 triệu tấn xi măng/năm, giai đoạn 2 dự kiến sẽ đi vào hoạt động vào năm 2020, nâng tổng công suất lên 6 triệu tấn xi măng/năm…
Năm 2013, CP BCC giảm xuống dưới mức 6.000 đồng/CP do lợi nhuận âm. Ngay sau khi thoát lỗ trong năm 2014, BCC đã tăng chạm mốc 20.000 đồng/CP. Thế nhưng, mã CP này đã giảm xuống chỉ còn 14.000 đồng do NĐT lo ngại về mục tiêu tăng trưởng của doanh nghiệp. |
Trong bối cảnh nguồn cung xi măng khu vực từ miền Trung trở ra luôn trong tình trạng dư cung nhiều năm nay, việc các nhà máy với công suất lớn và ở gần nhau càng làm cho tình hình cạnh tranh ở đây càng trở nên gay gắt. Đặc biệt, một số doanh nghiệp như Long Sơn gia tăng cạnh tranh về giá khi sản phẩm có cùng công nghệ và nguồn nguyên liệu nhưng bán thấp hơn khoảng 200.000-300.000 đồng/tấn.
Theo Hiệp hội Xi măng Việt Nam (VNCA), khu vực các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh sẽ chứng kiến cuộc đua khốc liệt về thị phần tiêu thụ xi măng giữa các nhà máy do có thêm hàng loạt nhà máy mới đưa vào hoạt động. Đó là chưa kể đến sự xuất hiện của các thương hiệu xi măng đến từ Thái Lan và Trung Quốc.
Những năm gần đây BCC xuất khẩu xi măng thông qua đầu mối là Tổng công ty Xi măng Việt Nam (VICEM). Năm 2016, sản lượng xuất khẩu BCC đạt 436.000 tấn, chiếm 11,2% tổng sản lượng xi măng bán ra. Tuy nhiên, năm 2017 BCC không còn hạn ngạch xuất khẩu xi măng thông qua VICEM. Trước tình cảnh này BCC đã chủ động tìm kiếm thị trường mới.
Những năm gần đây BCC xuất khẩu xi măng thông qua đầu mối là Tổng công ty Xi măng Việt Nam (VICEM). Năm 2016, sản lượng xuất khẩu BCC đạt 436.000 tấn, chiếm 11,2% tổng sản lượng xi măng bán ra. Tuy nhiên, năm 2017 BCC không còn hạn ngạch xuất khẩu xi măng thông qua VICEM. Trước tình cảnh này BCC đã chủ động tìm kiếm thị trường mới.
Tuy nhiên, đây là việc không đơn giản bởi chính sách đánh thuế xuất khẩu 5% đối với mặt hàng xi măng và clinker đang làm giảm khả năng cạnh tranh của xi măng và clinker Việt Nam. Tình hình càng thêm khó khăn với BCC với chính sách mới của công ty mẹ VICEM (đang nắm giữ 73,14% vốn điều lệ).
Theo đó, nhằm tối ưu hóa hoạt động của công ty mẹ, BCC sẽ ngừng cung cấp xi măng từ khu vực Đà Nẵng trở vào, chỉ tập trung các thị trường hiện tại, cộng thêm thị trường Ninh Bình. Đây cũng là khó khăn của BCC khi khu vực từ Đà Nẵng trở vào có mức độ cạnh tranh thấp hơn so với những thị trường như Ninh Bình, nơi ông lớn trong ngành xi măng đang chiếm thị phần đáng kể là Tập đoàn Xi măng Vissai.
Lợi nhuận sụt giảm
Ngoài những thách thức trên, BCC còn phải đối mặt với một khó khăn được cho tác động trực tiếp đến lợi nhuận là giá than. Năm 2016, Trung Quốc đã tiến hành thanh tra các mỏ than, giảm số ngày hoạt động của mỏ than từ 330 ngày xuống 276 ngày/năm và tăng cường kiểm soát tải trọng vận chuyển than.
Ngoài những thách thức trên, BCC còn phải đối mặt với một khó khăn được cho tác động trực tiếp đến lợi nhuận là giá than. Năm 2016, Trung Quốc đã tiến hành thanh tra các mỏ than, giảm số ngày hoạt động của mỏ than từ 330 ngày xuống 276 ngày/năm và tăng cường kiểm soát tải trọng vận chuyển than.
Điều này đã làm giảm nguồn cung than cũng như tăng chi phí sản xuất và vận chuyển than, dẫn tới giá than tăng mạnh trong năm 2016. Mặc dù đã hạ nhiệt kể từ tháng 11-2016 đến nay nhưng giá than thế giới vẫn đang cao hơn 44% mức hồi đầu năm 2016 và cao hơn 14% so với mức trung bình cả năm 2016.
Theo BCC, giá mua than bắt đầu tăng lên từ cuối tháng 12-2016 khoảng 9% so với trung bình giá mua than trong năm 2016. Chi phí than chiếm khoảng 37% giá thành sản xuất xi măng đã khiến BCC khó tăng mức giá bán do tình trạng dư cung. Điều này dẫn đến biên lợi nhuận gộp của BCC bị sụt giảm trong những năm gần đây và cả năm 2017. Theo BCTC quý I-2017, biên lợi nhuận gộp của BCC giảm về mức 14,27% (giảm 4,06% so với cùng kỳ và 5,88% so với biên lợi nhuận gộp của cả năm 2016).
Năm 2013, khi thị trường bất động sản đóng băng, phần lớn doanh nghiệp xi măng, trong đó có BCC ghi nhận lợi nhuận âm. Tuy nhiên, từ năm 2014 trở đi tình trạng thua lỗ đã không còn nhưng sự thiếu ổn định vẫn là yếu tố BCC đang đối mặt. Có thể lấy dẫn chứng từ mức tăng trưởng lợi nhuận trong giai đoạn 2014-2016. Theo đó, tăng trưởng lợi nhận sau thuế trong 3 năm 2014, 2015 và 2016 đạt lần lượt 849,8%, 60,7% và âm 1,4%.
Năm 2013, khi thị trường bất động sản đóng băng, phần lớn doanh nghiệp xi măng, trong đó có BCC ghi nhận lợi nhuận âm. Tuy nhiên, từ năm 2014 trở đi tình trạng thua lỗ đã không còn nhưng sự thiếu ổn định vẫn là yếu tố BCC đang đối mặt. Có thể lấy dẫn chứng từ mức tăng trưởng lợi nhuận trong giai đoạn 2014-2016. Theo đó, tăng trưởng lợi nhận sau thuế trong 3 năm 2014, 2015 và 2016 đạt lần lượt 849,8%, 60,7% và âm 1,4%.
Năm 2017, BCC lên kế hoạch lợi nhuận trước thuế 260 tỷ đồng, tương đương với EPS 1.734 đồng/CP và P/E 2017 là 8,42x. Theo phân tích của CTCK Bảo Việt (BVSC), đây là mức P/E khá cao đối với một doanh nghiệp đang đối mặt khó khăn do cạnh tranh và hạn chế về khả năng tăng trưởng.