Trụ vững mốc 740 điểm
Nhìn chung, diễn biến của TTCK của năm 2017 và thậm chí cả năm 2016 rất khác so với 3 năm 2013, 2014, 2015. Sự điều chỉnh đã và đang diễn ra trong phiên thay vì trên diện rộng do dòng tiền dồi dào. Đặc biệt hơn cả, trong tháng 5 nhiều người lo ngại hiệu ứng “Sell in May” (bán trong tháng 5) thì diễn biến của TTCK lại theo chiều hướng tích cực một cách đặc biệt. |
Điển hình như phiên 23-5, VN Index khởi đầu buổi sáng tích cực và duy trì đà tăng cho đến đầu giờ chiều phải đối mặt với áp lực chốt lời tiến hành khá mạnh mẽ. Một loạt CP nhóm ngân hàng với VCB, MBB, CTG hay GAS đã bị bán ra khá mạnh, góp phần đáng kể khiến VN Index giảm từ 743 điểm xuống còn 740 điểm.
Sở dĩ VN Index vẫn giữ được mốc 740 điểm nhờ một số CP trụ cột khác như SAB, VNM… tăng giá. Cũng trong phiên này, tại HOSE số lượng mã CK giảm giá (150 mã) nhiều gần gấp rưỡi số mã tăng giá (110 mã).
Điểm đáng lưu tâm nhất chính là thanh khoản tại HOSE có sự sụt giảm so với phiên trước đó xuống còn hơn 4.400 tỷ đồng. Thông số này phản ánh xu hướng tâm lý chính của thị trường, đó là sự thận trọng hơn khi các chỉ số đã và đang tạo đỉnh lịch sử trong vòng 9 năm. Đối với những NĐT bi quan, diễn biến phiên này còn tạo ra tâm lý tiêu cực khi cho rằng thị trường đang bước vào giai đoạn phân phối đỉnh.
Quả thực, diễn biến trong phiên 24-5 đã chiều theo những NĐT này khi ngay từ đầu giờ giao dịch VN Index lập tức giảm xuống dưới 737 điểm, báo hiệu khả năng còn tiếp tục giảm sâu. Nhưng cũng rất nhanh chóng, dòng tiền lập tức đổ vào nhóm CP ngân hàng, rồi đến CP CK, nên đồng loạt các nhóm này đã xanh trở lại, giúp thị trường diễn biến tích cực hơn.
Quả thực, diễn biến trong phiên 24-5 đã chiều theo những NĐT này khi ngay từ đầu giờ giao dịch VN Index lập tức giảm xuống dưới 737 điểm, báo hiệu khả năng còn tiếp tục giảm sâu. Nhưng cũng rất nhanh chóng, dòng tiền lập tức đổ vào nhóm CP ngân hàng, rồi đến CP CK, nên đồng loạt các nhóm này đã xanh trở lại, giúp thị trường diễn biến tích cực hơn.
Nhóm ngân hàng có BID, CTG, VCB, VCB, ACB… trong khi nhóm CK có HCM, đặc biệt là SHS bùng nổ cả về giao dịch cũng như tốc độ tăng giá. Càng về cuối phiên, sắc xanh càng trở lại và áp đảo sắc đỏ, tương phản hẳn với phiên hôm trước, cứ có 3 mã CK tăng giá chỉ có 2 mã giảm giá.
Ngưỡng 740 điểm đã tạm thời được giữ vững thành công khi lực cầu tại vùng giá này là rất lớn và sự tích cực từ các nhóm CP như ngân hàng, CK, bất động sản, cao su, thủy sản và cả dệt may tiếp tục tạo đường đi cho dòng tiền, đặc biệt dòng tiền ngắn hạn.
Ảnh minh họa: LONG THANH
Điều chỉnh trong phiên
Ngoài sự hứng khởi thường trực trên thị trường, đồng thời cũng xuất hiện những câu hỏi liệu thị trường đã ở vùng đỉnh hoặc bước vào giai đoạn phân phối đỉnh hay chưa. Để trả lời câu hỏi này có thể theo dõi về mặt điểm số cũng như thanh khoản, tuy nhiên câu chuyện của thị trường trong giai đoạn này lại gợi mở về một khả năng điều chỉnh có phần kín kẽ hơn.
Phiên 25-5, khối ngoại chỉ mua vào 740 tỷ đồng, nhưng lại bán ra 770 tỷ đồng (bán ròng 30 tỷ đồng). Nếu thống kê trong suốt tháng 5, hành động của NĐTNN không có gì bất thường, những phiên mua ròng bán ròng cứ liên tục đan xen với nhau. Vấn đề không chỉ dừng ở hành động của một khối này mà lan tỏa ra cả thị trường khi người mua kẻ bán ngày một nhiều thêm.
Việc VN Index vượt ngưỡng 730 điểm một cách dễ dàng theo một số quan điểm là sự khẳng định chắc chắn cho xu hướng tăng (uptrend) của thị trường, nên những ai còn thận trọng trước đó sẽ phải hành động nhanh và mạnh hơn. Tất nhiên đây cũng là cơ hội không thể lý tưởng hơn để chốt lãi.
Diễn biến phiên 25-5 cho thấy khi VN Index vượt mốc 745 điểm, lực bán xuất hiện rất mạnh, đặc biệt những CP blue chip, dù mức độ tăng không phải lúc nào cũng lớn nhưng cũng bị bán ra khá dứt khoát. Và cứ mỗi lần nhóm blue chip bị bán mạnh, ngay lập tức sau đó dòng tiền lại luân chuyển vào nhóm CP mid cap và penny; hoặc chỉ cần blue chip giảm về vùng giá hợp sẽ được mua vào trở lại.
Diễn biến phiên 25-5 cho thấy khi VN Index vượt mốc 745 điểm, lực bán xuất hiện rất mạnh, đặc biệt những CP blue chip, dù mức độ tăng không phải lúc nào cũng lớn nhưng cũng bị bán ra khá dứt khoát. Và cứ mỗi lần nhóm blue chip bị bán mạnh, ngay lập tức sau đó dòng tiền lại luân chuyển vào nhóm CP mid cap và penny; hoặc chỉ cần blue chip giảm về vùng giá hợp sẽ được mua vào trở lại.
Xét tổng thể, thị trường có khoảng 5-6 nhóm CP đang là nơi tập trung dòng tiền, tuy nhiên trong mỗi phiên sẽ chỉ khoảng 3-4 nhóm nổi bật và nhóm còn lại đương nhiên sẽ ở trạng thái điều chỉnh. Chẳng hạn phiên 25-5, dầu khí, cao su, bất động sản và CK có đà tăng tích cực nhưng ngân hàng lại bị NĐTNN bán mạnh tại một số thời điểm. Xét về mặt điểm số, thị trường chưa điều chỉnh mạnh, nhưng xu hướng điều chỉnh lại xuất hiện ở từng cá thể CP hoặc nhóm ngành và cũng rất nhanh chóng.
Còn cơ tăng?
Phiên 26-5, trong khi VNM, BID và BVH tăng giá, PLX, VCB, GAS lại giảm giá và tạo ra một phiên giao dịch giằng co, kết thúc phiên VN Index tăng nhẹ đạt hơn 743 điểm. Có 2 điểm đáng chú ý trong phiên này và cũng có thể là chỉ báo về xu hướng của thị trường sắp tới.
Còn cơ tăng?
Phiên 26-5, trong khi VNM, BID và BVH tăng giá, PLX, VCB, GAS lại giảm giá và tạo ra một phiên giao dịch giằng co, kết thúc phiên VN Index tăng nhẹ đạt hơn 743 điểm. Có 2 điểm đáng chú ý trong phiên này và cũng có thể là chỉ báo về xu hướng của thị trường sắp tới.
Thứ nhất, nhóm CP dầu khí như GAS, PVS, PVD… chìm trong sắc đỏ dù thông tin OPEC thông qua kế hoạch cắt giảm sản lượng đã xuất hiện. Chưa thể nói đây là xu hướng điều chỉnh tạm thời hay dài hạn, nhưng nó cũng cho thấy độ lệch pha về mặt thông tin cũng như biến động của CP.
Thứ hai, tin tốt xuất hiện chưa chắc đã đẩy giá CP tăng ngay vì nó phụ thuộc rất nhiều vào xu hướng dịch chuyển của dòng tiền. Ngay trong nhóm CP ngân hàng của phiên 26-5 cũng có sự phân hóa khi BID và MBB tăng giá còn một số mã khác lại giảm. Có những phiên động lực tăng giá đến từ thông tin, nhưng đôi khi sự hưng phấn hoặc bi quan của dòng tiền lại có thể tạo ra những biến động khó lường.
Một xu hướng trỗi dậy khá mạnh trong thời gian gần đây là nhóm mid cap và penny đã lấy lại vị thế và đặc điểm của mình, đó là tính chất đầu cơ đậm đặc, càng lúc càng nhiều CP tăng giá và tính bằng “lần” với hàng chục phiên tăng trần chỉ trong thời gian ngắn. Thành thực mà nói, dòng tiền đang chảy rất mạnh và cũng không kém phần vội vã trong giai đoạn hiện nay. Điều này tạo ra 2 trạng thái tâm lý áp lực.
Một xu hướng trỗi dậy khá mạnh trong thời gian gần đây là nhóm mid cap và penny đã lấy lại vị thế và đặc điểm của mình, đó là tính chất đầu cơ đậm đặc, càng lúc càng nhiều CP tăng giá và tính bằng “lần” với hàng chục phiên tăng trần chỉ trong thời gian ngắn. Thành thực mà nói, dòng tiền đang chảy rất mạnh và cũng không kém phần vội vã trong giai đoạn hiện nay. Điều này tạo ra 2 trạng thái tâm lý áp lực.
Đơn cử, việc theo một CP nóng đòi hỏi NĐT phải có gan ra quyết định chỉ trong thời gian ngắn và sau đó chờ đợi đến ngày T+4 mới có thể xác định được mình có “an toàn” hoặc có lãi hay không. Trong khi đó, với những NĐT giao dịch không hiệu quả, chẳng hạn chọn sai nhóm ngành, việc chứng kiến NĐT khác, hoặc nhóm CP khác tăng giá là vô cùng áp lực.
Động thái bán ra, đổi CP, đảo danh mục có thể được thực hiện một cách rất vội vã. Nhưng cũng không hiếm những trường hợp sau khi NĐT vừa đảo danh mục những CP cũ lại tiếp tục tăng giá, còn CP mới lại tiếp tục điều chỉnh. Vậy nên khi thị trường vẫn đang tăng, áp lực mua gì, bán gì và câu hỏi thị trường còn tăng nữa hay không vẫn sẽ “làm khó” nhiều NĐT.