Mới đây, UBND TPHCM đã chính thức có văn bản đề xuất Thủ tướng chỉ định Tập đoàn Bitexco tiếp tục là nhà đầu tư dự án.
25 năm bị treo, 10 năm làm lại từ đầu
TP đã có nhiều mô hình đô thị thành công như Phú Mỹ Hưng, nhưng cũng có nhiều dự án không triển khai được. Còn vì sao Công ty Emaar Properties PJSC xin rút khỏi dự án Bình Quới là do họ cần đất sạch, đơn giá cụ thể, trong khi một miếng đất hình thành, định giá phải qua nhiều thủ tục. Tuy nhiên, TP vẫn tiếp tục triển khai dự án để người dân có một khu đô thị khang trang, hiện đại. Ông Sử Ngọc Anh, Giám đốc Sở KH-ĐT TPHCM |
Năm 1992, UBND TPHCM đã phê duyệt dự án bán đảo Bình Quới-Thanh Đa. Năm 2004 UBND TP giao Tổng công ty xây dựng Sài Gòn đầu tư xây dựng. Năm 2010, TP quyết định thu hồi và giao cho một tập đoàn trong nước lập đồ án quy hoạch phân khu 1/.2000 của khu vực này.
Trước đó vào năm 2007, UBND TPHCM đã quyết định chủ trương thực hiện dự án KĐT Bình Quới - Thanh Đa, tuy nhiên do dự án có quy mô lớn và công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng (GPMB) phức tạp nên dự án chậm triển khai. Đến năm 2011, dự án đã được Thủ tướng chấp thuận chỉ định liên danh Tập đoàn Bitexco và Công ty Emaar Properties PJSC (Các tiểu Vương quốc Ả Rập thống nhất) là nhà đầu tư thực hiện dự án.
Và đến năm 2015, TPHCM cũng đồng ý liên danh này thực hiện dự án. Nhưng bất ngờ tháng 10-2016, Công ty Emaar Properties PJSC xin rút khỏi dự án vì 3 lý do: tài chính chưa được bảo đảm bởi chính sách pháp luật chưa rõ ràng, không được hưởng các ưu đãi về đất đai đối với nhà đầu tư FDI và nhiều bất trắc rủi ro với dự án. Siêu dự án Bình Quới - Thanh Đa có quy mô sử dụng đất 426ha, được quy hoạch xây dựng thành KĐT với đầy đủ chức năng, đáp ứng nhu cầu ở cho 41.000-50.000 người. Tổng mức đầu tư dự án ước tính 29.900 tỷ đồng (1,35 tỷ USD), trong đó chi GPMB chiếm phần lớn tổng mức đầu tư với ước tính 22.700 tỷ đồng, chi phí đầu tư xây dựng hạ tầng khoảng 7.200 tỷ đồng và dự kiến hoàn thành vào năm 2032. Trước khi TPHCM đề xuất chỉ định Tập đoàn Bitexco là nhà đầu tư dự án, các sở, ngành của TP đã tổ chức đánh giá năng lực kinh nghiệm, tài chính của nhà đầu tư và nhận thấy Bitexco đủ năng lực thực hiện dự án. TP cũng cho biết nếu đấu thầu để lựa chọn lại nhà đầu tư thực hiện dự án sẽ kéo dài thời gian, gây bức xúc, ảnh hưởng cuộc sống người dân thuộc diện di dời của khu vực dự án, ảnh hưởng đến kế hoạch đầu tư phát triển của TP.
Phối cảnh KĐT Bình Quới - Thanh Đa.
Bitexco đủ năng lực tài chính
Theo đề xuất của Tập đoàn Bitexco, dự án KĐT Bình Quới - Thanh Đa sẽ được phân kỳ đầu tư thành 2 giai đoạn: Giai đoạn I đầu tư các hạng mục hạ tầng kỹ thuật chính (2017-2021); giai đoạn II hoàn thành các hạng mục đầu tư khác vào năm 2032. Đến nay, ngoài nguồn vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư, 2 đối tác tài chính là Vietcombank và Agribank đã cam kết tín dụng cho GPMB dự án với số tiền khoảng 2.650 tỷ đồng. Theo đánh giá của Sở Kế hoạch - Đầu tư TPHCM, Bitexco có đủ năng lực thực hiện dự án KĐT Bình Quới - Thanh Đa. Do phần lớn chi phí đầu tư dự án nằm ở khâu GPMB, nên với sự hợp tác của 2 đối tác ngân hàng trên, Bitexco đảm bảo được năng lực tài chính để chi trả cho công tác bồi thường GPMB, cũng như triển khai dự án. Trong hồ sơ thực hiện dự án, Bitexco cũng cam kết không yêu cầu TP trả lãi với khoản chi phí tập đoàn này đã ứng trước để thực hiện GPMB toàn bộ dự án. Bên cạnh đó, theo báo cáo kiểm toán độc lập do Công ty TNHH kiểm toán và định giá AAFC thực hiện, vốn chủ sở hữu, vốn góp cổ đông và bán cổ phiếu của Bitexco tại thời điểm tháng 12-2016 được xác định khoảng 11.420 tỷ đồng. Trong đó, nhu cầu vốn cho 5 dự án đang triển khai trong năm 2017 của Bitexco khoảng 883 tỷ đồng, nên nguồn vốn chủ sở hữu để thực hiện được xác định hơn 10.500 tỷ đồng, và được đánh giá đạt yêu cầu năng lực về tài chính thực hiện dự án.
Theo đề xuất của Tập đoàn Bitexco, dự án KĐT Bình Quới - Thanh Đa sẽ được phân kỳ đầu tư thành 2 giai đoạn: Giai đoạn I đầu tư các hạng mục hạ tầng kỹ thuật chính (2017-2021); giai đoạn II hoàn thành các hạng mục đầu tư khác vào năm 2032. Đến nay, ngoài nguồn vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư, 2 đối tác tài chính là Vietcombank và Agribank đã cam kết tín dụng cho GPMB dự án với số tiền khoảng 2.650 tỷ đồng. Theo đánh giá của Sở Kế hoạch - Đầu tư TPHCM, Bitexco có đủ năng lực thực hiện dự án KĐT Bình Quới - Thanh Đa. Do phần lớn chi phí đầu tư dự án nằm ở khâu GPMB, nên với sự hợp tác của 2 đối tác ngân hàng trên, Bitexco đảm bảo được năng lực tài chính để chi trả cho công tác bồi thường GPMB, cũng như triển khai dự án. Trong hồ sơ thực hiện dự án, Bitexco cũng cam kết không yêu cầu TP trả lãi với khoản chi phí tập đoàn này đã ứng trước để thực hiện GPMB toàn bộ dự án. Bên cạnh đó, theo báo cáo kiểm toán độc lập do Công ty TNHH kiểm toán và định giá AAFC thực hiện, vốn chủ sở hữu, vốn góp cổ đông và bán cổ phiếu của Bitexco tại thời điểm tháng 12-2016 được xác định khoảng 11.420 tỷ đồng. Trong đó, nhu cầu vốn cho 5 dự án đang triển khai trong năm 2017 của Bitexco khoảng 883 tỷ đồng, nên nguồn vốn chủ sở hữu để thực hiện được xác định hơn 10.500 tỷ đồng, và được đánh giá đạt yêu cầu năng lực về tài chính thực hiện dự án.
Mặt khác, Bitexco cũng đã có nhiều kinh nghiệm trong thực hiện các dự án BĐS có quy mô lớn, như dự án KĐT mới phía Nam đường vành đai III (The Manor Central Park) tại Hà Nội, với tổng mức đầu tư 23.600 tỷ đồng; hay các dự án tháp tài chính Bitexco, The Manor 1, The Manor 2 TPHCM, The Manor Hà Nội…
Việc ông lớn trong ngành kinh doanh BĐS như Bitexco bày tỏ quyết tâm thực hiện dự án KĐT mới Bình Quới - Thanh Đa, đã cho thấy những tín hiệu tích cực về sự hồi sinh của dự án này. Bởi với một siêu dự án có tổng mức đầu tư lên tới hàng chục ngàn tỷ đồng, không phải nhà đầu tư trong nước nào cũng đủ khả năng để thực hiện.
Việc ông lớn trong ngành kinh doanh BĐS như Bitexco bày tỏ quyết tâm thực hiện dự án KĐT mới Bình Quới - Thanh Đa, đã cho thấy những tín hiệu tích cực về sự hồi sinh của dự án này. Bởi với một siêu dự án có tổng mức đầu tư lên tới hàng chục ngàn tỷ đồng, không phải nhà đầu tư trong nước nào cũng đủ khả năng để thực hiện.