Bùng nổ thị trường hàng không

(ĐTTCO) - Sự phát triển của các hang hàng không thế hệ mới bên cạnh hãng hàng không truyền thống, đang góp phần biến ước mơ được bay lên bầu trời của nhiều người trở thành hiện thực.
Bùng nổ thị trường hàng không
 Có thể nói thị trường vận tải hàng không đang có nhiều tiềm năng phát triển song cũng đặt ra nhiều thách thức.

Năm 2016, thị trường hành khách hàng không có sự tăng trưởng mạnh mẽ, ước đạt 52,2 triệu lượt khách, tăng trên 29% so năm 2015. Đây là bước đột phá của các hãng hàng không nước ta, đặc biệt là VietJet Air. Lượng khách hàng sử dụng dịch vụ của hãng hàng không giá rẻ tăng mạnh trong năm 2016. Riêng thị trường nội địa đã có xấp xỉ khoảng 15 triệu hành khách sử dụng dịch vụ, chiếm gần 55% tổng lượng vận chuyển trên các đường bay nội địa.

Sự thành công của các hãng hàng không thế hệ mới trước hết là yếu tố giá cả. Giờ đây đi máy bay không còn là điều xa xỉ mà đã trở thành phương tiện phổ biến, thời gian tới điểm đến nhanh. 

Nhiều hãng tung ra các chương trình khuyến mại với mức giá hấp dẫn, đã tạo “cơn sóng mới” cạnh tranh khốc liệt cách kinh doanh truyền thống. Vì vậy, phát huy công suất bay tối đa là việc sống còn của các hãng vì càng bay đúng giờ, tăng năng lực vận chuyển càng thu được nhiều lợi nhuận. Hành khách đi máy bay giá rẻ chấp nhận sự cắt giảm tối đa trên máy bay, chỉ phải trả những dịch vụ sử dụng.
Trước đây, các hãng hàng không giá rẻ thường bay tới những sân bay nhỏ để giảm chi phí mặt đất. Tuy nhiên thời gian gần đây, nhiều quốc gia như Singapore, Malaysia, Việt Nam… đã mở cửa ga dành riêng cho các hãng hàng không giá rẻ và cung cấp cơ sở vật chất cơ bản, điều đó khiến hành khách vẫn cảm thấy được phục vụ chu đáo.

Vì thế mới có câu chuyện hy hữu: hàng không cướp khách của tàu hỏa đang nổi lên trong thời gian gần đây, khi các hãng hàng không được cấp phép bay nhiều hơn trong dịp Tết Nguyên đán. Liệu ai sẽ còn đi tàu hỏa ở những chặng đường xa? Câu hỏi này dễ trả lời nếu nhìn vào giá vé. Thí dụ, tuyến TPHCM - Đà Nẵng có giá vé giường nằm cao nhất 1 triệu đồng, trong khi mức vé thấp nhất của Vietjet Air là 299.000 đồng, Jetstar Pacific 280.000 đồng chưa tính phụ phí. Rõ ràng, các hãng tàu, xe vận chuyển hành khách có lý do để lo ngại những đối thủ trên trời. Trong cuộc đua này Vietjet Air đang đi tiên phong. Tham gia thị trường từ năm 2011, Vietjet Air tạo sóng trên thị trường hàng không với mô hình giá rẻ sớm nhất ở các chuyến bay nội địa. Vietnam Airlines sau đó mua lại cổ phần của Jetstar Pacific năm 2012 (chiếm 70%, còn lại là Qantas), nhưng phải 2 năm sau đó, mới có một chiến lược hoàn chỉnh cho Jetstar Pacific. Vietjet Air vì thế có thời gian để độc chiếm thị phần giá rẻ này trong nhiều năm qua.

Những ngày qua, với việc thông báo thành lập Công ty hàng không Tre Việt của Tập đoàn FLC, thị trường hàng không trở nên nóng hơn khi có nhiều đơn vị muốn tham gia. Theo dự kiến từ FLC, Hãng hàng không Tre Việt (Viet Bamboo Airlines) có vốn điều lệ 700 tỷ đồng và sẽ đệ đơn xin phê duyệt lên Cục Hàng không (Bộ Giao thông Vận tải) ngay trong tháng 6 này.
Trước đó, vào cuối tháng 3 vừa qua, Hãng hàng không giá rẻ Air Asia cũng cho biết đã bắt tay với Tập đoàn Thiên Minh để lập hãng hàng không giá rẻ tại thị trường Việt Nam. Đây là lần thứ tư Air Asia có động thái muốn bay trên bầu trời Việt Nam.
Bên cạnh đó, Hãng hàng không Vietstar Airlines (mới thành lập vào giữa năm 2016) cũng liên tục có văn bản gửi cơ quan quản lý xin được phê duyệt cấp phép bay. Vietnam Airlines cũng đang xây dựng đề án thành lập Hãng hàng không SkyViet trên cơ sở tổ chức lại VASCO. Hiện nay, Việt Nam có 4 hãng hàng không đang hoạt động, gồm Vietnam Airlines, Vietjet Air, Jetstar Pacific và VASCO. 

Thị trường vận tải hàng không Việt Nam đang đứng trước nhiều cơ hội phát triển khi có sự tham gia của nhiều hãng hàng không, mang lại nhiều sự lựa chọn cho người dân khi đi máy bay. Tuy nhiên, sự bùng nổ của máy bay giá rẻ, cùng với việc các doanh nghiệp xếp hàng xin mở hãng bay, đặt ra vấn đề hạ tầng đang không theo kịp, đòi hỏi việc quản lý, điều hành của các cấp, các ngành chức năng phải linh hoạt và phù hợp. Đây cũng là thách thức lớn cần hóa giải đối với ngành hàng không Việt Nam.

Bình luận

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Các tin khác

Thuận sản xuất, kích tiêu dùng bằng chính sách thuế mới

Thuận sản xuất, kích tiêu dùng bằng chính sách thuế mới

(ĐTTCO) - Tiếp tục giảm 2% thuế VAT đến hết năm 2026, sàn thương mại điện tử kê khai, nộp thuế thay người bán, là những chính sách được kỳ vọng sẽ tạo những cú hích mạnh nhằm kích thích tiêu dùng, thuận sản xuất. 

Giao nhiệm vụ cho các sở công thương sau sáp nhập

Giao nhiệm vụ cho các sở công thương sau sáp nhập

(ĐTTCO) - Bộ Công Thương đã ban hành văn bản số 5061 yêu cầu các sở công thương các tỉnh, thành trực thuộc trung ương, sau khi ổn định tổ chức, cần nhanh chóng tập trung vào một số nhóm nhiệm vụ trọng tâm trong 6 tháng cuối năm.

Vị thế Việt Nam, thế mạnh TPHCM

Vị thế Việt Nam, thế mạnh TPHCM

(ĐTTCO) - Tổ chức chính quyền địa phương phương 2 cấp, từ 63 tỉnh thành cả nước chỉ còn 34 tỉnh, thành không chỉ là sự sắp xếp lại các địa danh trên bản đồ, mà còn là một cuộc cải cách, đưa Việt Nam phát triển lên một vị thế, một tầm cao mới.