Các hãng xe hơi “đặt cược” thị trường Trung Quốc

Các hãng xe hơi phương Tây đang xem Trung Quốc và một số nước mới nổi là thị trường béo bở, đầy tiềm năng. Nhưng đó cũng là một thị trường đầy rủi ro, thể đặt họ vào thế “sụp hố” đột ngột.

Các hãng xe hơi phương Tây đang xem Trung Quốc và một số nước mới nổi là thị trường béo bở, đầy tiềm năng. Nhưng đó cũng là một thị trường đầy rủi ro, thể đặt họ vào thế “sụp hố” đột ngột. 

Hãng tin AFP cho biết doanh thu và lãi năm 2010 của hãng xe hạng sang BMW (Đức) phần lớn nhờ đạt mức bán 183.328 chiếc xe (tăng 85,3%) ở Trung Quốc. Khu vực này đứng thứ 3 về doanh số bán xe của BMW sau Hoa Kỳ (266.580 chiếc) và Đức (267.580 chiếc).

Các hãng xe đều tỏ ra lạc quan về thị trường Trung Quốc 

Các hãng xe đều tỏ ra lạc quan về thị trường Trung Quốc

Nhu cầu sở hữu ô tô tăng mạnh ở Trung Quốc giúp bù đắp sự giảm sút doanh số bán xe ở châu Âu và Hoa Kỳ của 3 đại gia xe hơi Đức gồm BMW, Daimler và Volkswagen trong cuộc suy thoái kinh tế năm 2009, và là một trong những nhân tố giúp vực dậy nền kinh tế Đức (ô tô thuộc nhóm mặt hàng xuất khẩu lớn nhất của Đức).

Lãnh đạo các hãng xe đều tỏ ra lạc quan về Trung Quốc và các thị trường đang nổi như Brazil, Nga và Ấn Độ. Volkswagen cho biết, lợi nhuận năm 2010 tăng gấp 3 so với năm 2009 đạt 7,1 tỷ euro (9,8 tỷ USD) với Trung Quốc là thị trường lớn nhất.

Hãng Daimler dự tính xây nhà máy thiết kế động cơ và mở rộng mạng lưới buôn bán xe tại Trung Quốc. Trong khi hãng Volvo cũng lên kế hoạch xây nhà máy mới ở Trung Quốc, với mục tiêu đến năm 2015 sẽ bán được 200.000 chiếc tại chỗ. Lãnh đạo Volvo nhận định Trung Quốc là “cơ hội lớn trong thị trường lớn nhất thế giới”, do tỷ lệ sở hữu xe ở nước này hiện là hơn 40 người có 1  xe (trong khi tỷ lệ ở Đức là 2-1) và ngày càng có nhiều người muốn mua xe.

Ngay cả hãng General Motors hiện cũng bán nhiều xe ở Trung Quốc hơn là tại Hoa Kỳ nên muốn tiếp tục mở rộng mạng lưới tiêu thụ.

Tuy nhiên, Marius Baader, phòng dự báo Hiệp hội Công nghệ ô tô Đức, dự báo năm 2011 doanh số bán xe tại Trung Quốc sẽ khó cao như năm trước, chỉ khoảng 11% lên 12, 5 triệu chiếc (so với tăng trưởng 34% của năm 2010). Những nguyên nhân khiến doanh số bán xe hơi không bùng nổ vì nhu cầu người dân chựng lại và nạn tắc nghẽn giao thông, ô nhiễm môi trường chính quyền ở nhiều nơi hạn chế đăng ký sử dụng xe mới.

Công ty kiểm toán KPMG, nhận định do có nhiều hãng xe hơi xây mới, mở rộng nhà máy sản xuất trong vòng 5 năm tới nêu chuyện dư nguồn cung như ở Hoa Kỳ, châu Âu có thể tái lập tại Trung Quốc.

Công ty Tư vấn Bain & Co cảnh báo các xí nghiệp Trung Quốc có thể sản xuất hơn 40 triệu chiếc/năm từ năm 2015, nhiều hơn khả năng thị trường có thể hấp thụ khoảng 35% (đã tính cả số xe xuất khẩu). Kinh phí để duy trì khả năng sản xuất có thể khiến lãi ít và giảm lợi thế sản xuất ở thị trường Trung Quốc.

Dù biết đầu tư vào Trung Quốc có thể tiềm ẩn nhiều rủi ro bị kẹt vốn vì không xuất xưởng được sản phẩm, nhưng các hãng xe lớn vẫn phải triển khai các dự án để không bị thua đối thủ. GS. Ferdinand Dudenhoffer, Trường Đại học Duisburg (Đức) chuyên nghiên cứu về công nghệ ô tô, nói dù mức tăng ở Trung Quốc có chậm lại, các thị trường khác như Brazil, Nga và Ấn Độ đều hứa hẹn sẽ lấp được chỗ trống.

“Và còn Việt Nam cùng các nước khác. Vẫn còn nhiều tiềm năng” - GS. Dudenhoffer gợi ý.

Các tin khác